Hoa Kỳ đứng đầu thị trường vũ khí còn Nga 'bán tốt' bất chấp Covid

Mi-8 transport helicopter

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của Nga

Hoa Kỳ vẫn là nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới nhưng Nga cũng 'bán hàng' rất tốt, bất chấp dịch Covid, còn Trung Quốc có thêm các công ty vũ khí lọt vào 'top 20' thế giới.

Hoa Kỳ tăng thị phần trong 5 năm qua trên thị trường bán vũ khí thế giới, đạt 37%, còn Anh đã mất vị trí thứ hai vì sức bán của Nga và Trung Quốc.

Số liệu của Viện Hòa bình Thụy Điển (SIPRI ) nói thị trường vũ khí thế giới "ổn định" trong năm năm qua (2016-20), so với 5 năm trước đó.

Hoa Kỳ vẫn đứng đầu thế giới, và bán gần một nửa (47%) cho Trung Cận Đông, với Ả Rập Saudi mua 24% tổng số hàng vũ khí, quân sự xuất khẩu của Mỹ.

Năm 2020, Mỹ ký được hợp đồng bán 1,8 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan.

Tại EU, Pháp cũng tăng xuất khẩu vũ khí lên 44% và Đức tăng 21% trong giai đoạn 2016-20.

Xuất khẩu vũ khí của Nga giảm đi 22% cùng thời gian, và Trung Quốc giảm 7,8%.

Không bị ảnh hưởng bởi Covid

Tuy thế, các báo Nga lại nói nước họ vẫn 'bán tốt' các loại vũ khí ba năm qua, và "không bị ảnh hưởng" bởi dịch Covid.

Theo bà Alexandra Kuimova, nhà nghiên cứu của Viện SIPRI, được trích lời trong bài của BBC News (15/03/2021) thì dù số bán đã hoàn tất giảm những năm trước, có thể trong các năm tới đây Nga sẽ thực hiệp các hợp đồng lớn vừa ký.

Phát triển trên đài báo Nga hôm 12/03/2021 quan chức Nga nói các hợp đồng xuất khẩu vũ khí của nước ông năm qua đạt 55 tỷ USD, bất chấp dịch Covid trên thế giới.

Nói trên đài Rossyia 24, ông Dmitry Shugayev, Giám đốc Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự cấp liên bang của Nga, nói năm 2020 "là năm đặc biệt" nhưng là "đặc biệt thành công".

"Con số hợp đồng chúng tôi nhận được là từ 51 đến 55 tỷ USD."

Các con số của những năm 2018, 2019 cũng không đổi nhiều.

Theo Sergei Chemezov, giám đốc điều hành Rostec, tập đoàn vũ khí lớn của Nga thì năm 2018 Nga bán được 55 tỷ, và sang 2019 là 51,1 tỷ.

Cạnh tranh vũ khí Mỹ - Trung Quốc

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Đài Loan dùng nhiều vũ khí Mỹ

Các báo quốc tế cũng nói Nga hưởng lợi từ việc bán vũ khí cho các nước không muốn rơi vào tình trạng phải mua vũ khí của Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc, hai quốc gia đang đối đầu nhau.

Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia mua nhiều vũ khí Nga và công ty Rostec đóng vai trò quan trọng ở Việt Nam.

Theo tin của Vedomosti (01/2020), Việt Nam đặt mua trên 10 máy bay cho huấn luyện quân sự trị giá 350 triệu USD từ Nga.

TASS thì đánh giá rằng Việt Nam là nước "nhập khẩu vũ khí Nga lớn nhất Đông Nam Á".

Càng căng thẳng ở Biển Đông thì Việt Nam càng cần vũ khí, tàu chiến, phi cơ Nga.

TASS cho hay hạm độicủa Việt Nam có chiến đấu cơ, tàu nổi và tàu ngầm đều của Nga.

Trong năm 2019, các báo chuyên ngành công nghệ quân sự đưa tin Rostec khai trương trung tâm sửa chữa động cơ trực thăng ở Vũng Tàu, Việt Nam.

Một báo Hong Kong đánh giá rằng Nga ít khi mở các cơ sở ở nước ngoài, nên việc đưa chuyên gia quân khí sang Việt Nam là cách nước này tiếp cận sâu rộng hơn vào thị trường vũ khí Đông Nam Á.

Xếp hạng của thị trường súng đạn

Theo trang Nikkei Asia Review (03/02/20219), Liên bang Nga vào thời điểm đó, đã thế chân Anh Quốc ở vị trí quốc gia xuất khẩu vũ khí thứ nhì thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ.

Nhưng sang đầu năm 2020, các báo Nga trích nguồn từ Viện nghiên cứu Hoà bình của Thụy Điển (SIPRI) lại đưa Trung Quốc lên vị trí thứ nhì này, sau khi thứ hạng từ 2017 được đánh giá lại.

Năm 2020, Anh vẫn giữ vị trí số hai trên thị trường vũ khí tính từ 2010.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Quân đội Việt Nam

Năm 2017 Trung Quốc bán ra thế giới 54,1 tỷ USD tiền vũ khí, và vượt qua con số 37,7 tỷ mà 10 công ty Nga bán ra cùng năm.

Hiện chưa có xếp hạng lại đầu 2021 với các số liệu từ Nga của năm 2020 thế nhưng xu hướng chung là các tập đoàn Trung Quốc ngày càng lên hạng.

Ba công ty vũ khí TQ đã lọt vào số top 10 nhà xuất khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới 2017, đẩy công ty Almaz-Antey của Nga xuống thứ 13, theo số liệu viện SIPRI chỉnh lại.

Hai mươi công ty hàng đầu thế giới, gồm Almaz-Antey và bốn công khác của Trung Quốc bá ra số lượng vũ khí trị giá 284 tỷ USD năm 2017.

Vẫn số liệu của SIPRI công bố năm 2020 nhìn lại giai đoạn 2015-19 đặt Việt Nam vào vị trí 12 trong các nước nhập vũ khí nhiều nhất trên thế giới.

Tại Đông Nam Á, Việt Nam dẫn đầu với tư cách là nhà nhập khẩu vũ khí giai đoạn đó, trên Indonesia (17), Singapore (19) và Thái Lan (23).

Việt Nam cũng đứng cao hơn Mỹ (13) Israel (14), và Nhật Bản (16) ở danh sách nhập khẩu vũ khí, theo SIPRI.

Xem thêm: