![]() | ![]() | ![]() | ![]() | ![]() | ![]() | ![]() | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() | ![]() | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Xét lại cuộc cách mạng dân tộc của Việt Nam | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Eric Hobsbawm là giáo sư đại học Cambridge, tiếp nối dòng tư tưởng duy vật biện chứng lịch sử của chủ nghĩa Mác, nghiên cứu vấn đề dân tộc. Dù thời điểm hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam năm 1945 nằm đúng trong khoảng thời gian mà Hobsbawm cho là cao trào của chủ nghĩa dân tộc: 1918-1950, nhưng ông dứt khoát xếp Việt Nam cùng một số nước khác như Trung Quốc và Triều Tiên vào nhóm chỉ giải phóng, còn dân tộc là khẩu hiệu mượn từ hệ tư tưởng phương Tây. Trong lúc Việt Nam thường tuyên truyền về thắng lợi của mình là lá cờ đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới, Hobsbawm thẳng thắn cho rằng phong trào này chỉ có thể dùng chữ dân tộc trong ngoặc kép mà thôi. Vấn đề dân tộc được các nhà Mác-xít đưa ra từ Đệ Nhị Quốc Tế Cộng Sản và tiếp tục cuộc tranh cãi sang đến Đệ Tam, với những tên tuổi như Kaustky, Luxemburg, Otto Bauer ... mà Lenin và Stalin là nhóm có những lý luận đi kèm hành động cụ thể, thử nghiệm chính sách dân tộc ngay trong cơ cấu chính trị của mình. Lenin cho rằng phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Thế giới thứ ba giữ vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng vô sản toàn thế giới. Stalin viết sách đưa ra định nghĩa dân tộc là cộng đồng về ngôn ngữ, sắc tộc, kinh tế và cả văn hóa tư tưởng. Theo phân tích của Hobsbawm thì ý tưởng về Liên Bang Xô Viết đa dân tộc, bao gồm cả người Kazakh, Kirghiz, Uzbek, Tadjik hay Turkmen, chỉ là sự gượng ép của giới trí thức Xô Viết hơn là động lực từ chính vùng Trung Á. Xuất phát từ hệ lý luận Mác-xít, ông cho rằng lịch sử chuyện vận do một động lực phát triển liên kết cả cơ sở hạ tầng về con người và phương tiện sản xuất lẫn thượng tầng kiến trúc của chính trị, văn hóa và nghệ thuật. Lối lập luận của Hobsbawm đưa đến kết luận rằng những nơi mà dân tộc chỉ là chương trình chính trị, thiếu biến chuyển trước đó từ cơ sở hạ tầng, hay còn gọi là dân tộc trong ngoặc kép, thì theo đà quay của lịch sử sẽ tan rã như trường hợp của Liên Bang Xô Viết. Hơn vậy, chủ nghĩa dân tộc từng là động lực phát triển từ sau cuộc cách mạng Pháp, nhưng hiện không còn vai trò là qui luật của lịch sử nữa. Tham khảo: Eric J. Hobsbawm, Nations and nationalism since 1780, University Press, Cambridge 1992. Eric J. Hobsbawm et al., The invention of tradition, Press Syndicate of the University of Cambridge 1984. ----------------------------------------------------------------------------------------------- Lê Giang Thế nhưng đã có Đảng phái nào làm lên chuyện,đã tập hợp được lực lượng để đấu tranh giành được độc lập cho dân tộc đâu. Thế nên Đảng nào được lòng dân, đảm bảo quyền lợi cho họ thì sẽ tồn tại, đó là điều tất yếu. Còn sự nghèo đói và dốt nát là do mỗi người không tự cố gắng để vượt qua, không thể tự nhiên mà hết được. Thế nhưng có những kẻ vì hận thù xưa bây giờ vẫn chống phá chính quyền trong nước. Cuộc chiến tranh Việt Nam là do Đảng Cộng Sản Việt Nam tiến hành nhằm chống lại Đế Quốc Mĩ muốn biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Đây không phải một cuộc nội chiến vì rõ ràng vì chính quyền Sài Gòn do Mĩ dựng lên (Ngô Đình Diệm được đưa từ nước ngoài về làm tổng thống), quân đội do Mĩ huấn luyện và trang bị, các cố vấn quân sự do Mĩ cử sang, kế hoạch hành động cũng do Mĩ đưa ra. Vậy đây là cuộc chiến của Người Việt Nam chống chính quyền Mĩ. Còn những người trước theo chế độ cũ ,bấy giờ muốn quay lại xây dựng đất nước họ luôn được hoan nghênh.Và tất nhiên Đảng Cộng Sản cũng đã có những sai lầm, nhưng không có cái gì hoàn hảo, nhưng điều quan trọng là họ phải luôn phải biết sửa chữa và đổi mới. Trần Minh Thảo, Việt Nam Dân tộc và giai cấp ? Sắp tới là ngày kỷ niệm 30 năm Việt nam thống nhất đất nước. Giáo sư Eric Hobsbawm, nhìn từ chủ nghĩa Mác Lênin(chủ nghĩa xã hội khoa học) cho là có thể coi Việt nam đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc. Đảng CSVN gọi đó là cuộc các mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Thực chất cuộc cách mạng ấy nên gọi là gì? Và cần làm thêm những gì nữa để có được cuộc cách mạng dân tộc đúng nghĩa? Mới đây ở Việt nam, đảng có một nhận xét chính thức được công bố: Sức mạnh của đảng xuất phát từ sức mạnh của dân tộc. Khác với trước đây đảng luôn nói sức mạnh của hai ngọn cờ: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tôi cho đánh giá lại như vậy là can đảm và gần với sự thật hơn. Vậy chủ nghĩa Mác đóng vai trò gì trong cuộc kháng chiến vừa qua? Cách mạng vô sản theo học thuyết Mác Lênin luôn có nhiệm vụ kép:Cách mạng dân tộc(cướp chính quyền về tay nhân dân) và giải phóng giai cấp (vô sản) tiến đến xã hội loài người sẽ không còn giai cấp,bình đẳng tuyệt đối. Cách mạng dân tộc, hiểu theo cách là giành lấy chính quyền về tay nhân dân (do đảng Cộng sản lãnh đạo) thì giáo sư Eric hobsbawm nhận xét đúng. Riêng cho trường hợp Việt nam thì càng đúng hơn khi mà cuộc cách mạng tiến hành trong hoàn cảnh đất nước bị chiếm đóng mà chính quyền không có thực quyền (bị cho là bù nhìn,tay sai). Đó là cuộc đấu ranh dành quyền dân tộc tự quyết. Khi chính quyền đã vào tay nhân dân (đảng Cộng sản) thì đảng thực hành chuyên chính vô sản để xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học(rất trung thành với chủ nghĩa Mác Lênin là giải phóng giai cấp). Lâu thì mất 70 năm, mau thì khoảng 10 năm, các nhà nước xã hội chủ nghĩa lại chủ trương đổi mới, phát triển xã hội theo mô hình của thứ nhà nước mà cuộc cách mạng vừa lật đổ nó đi. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không thực hiện được do trái với qui luật phát triển rất tự nhiên của loài người. Chính những người Cộng sản nhận ra như vậy, tuy đây đó có nói đến âm mưu thủ đoạn của chủ nghĩa tư bản đế quốc. Xem lại cách tiến hành cách mạng dân tộc(vô sản) ở Nga,Trung quốc,Việt nam… thì thấy có cái chung, đặc biệt là ở Việt nam và Trung quốc. Cuộc cách mạng vô sản đã tiến hành đồng thời với cuộc cách mạng dân tộc. Chính cách vận dụng như vậy đã làm cho cuộc cách mạng dân tộc tập hợp được đông đảo quần chúng lao động và cả các tầng lớp khác trong đó có trí thức (do nhận thức rằng cuộc cách mạng đó vì độc lập dân tộc,thống nhất tổ quốc,phục vụ lợi ích cho đại bộ phận nhân dân lao động - là số đông trong xã hội và giải phóng các giai cấp khác khỏi cảnh sống tha hóa, kiến tạo được một xã hội nhân bản công bằng, thịnh vượng hơn). Cuộc cách mạng đã thực hành hành vi tước đoạt của cải, tư liệu sản xuất từ tay tầng lớp trên phân phối lại cho nhân dân lao động nghèo khổ,thiếu ăn thiếu mặc (cướp kho thóc, giết kulack, đấu tố địa chủ, phú nông, chia lại ruộng đất cho nông dân…) ngay khi chưa cướp được chính quyền (sau nạn đói 1945 thì hành vi ấy rất được lòng dân (nghèo khổ). Cách làm đồng thời này trong thời đại chủ nghĩa xã hội thế giới trở thành hệ thống còn có mục đích tranh thủ ngoại viện trên nhiều mặt. Đó là sách lược đúng đắn và rất hiệu quả. Do vậy lực lượng cách mạng phát triển sâu rộng và mạnh lên. Đó quả thực là sức mạnh vô địch vì dân nghèo luôn là số đông. Nhưng cách tập hợp lực lượng theo kiểu tước đoạt đó thì Lưu Bang, Chu nguyên Chương… ở Trung quốc, Lê Lợi, Quang Trung… ở Việt Nam đã làm như vậy cả mấy ngàn năm, mấy trăm năm trước và cũng giành được chính quyền (nếu gọi đó là các cuộc cách mạng nông dân thì các cuộc cách mạng ấy đã thành công với cùng một phương thức tập hợp lược lượng). Các phong trào khởi nghĩa trong lịch sử loài người bằng cách làm như vậy thường thành công nhưng phải đến thời đại Mác Lênin thì cách làm đó mới được lý luận khoa học soi sáng, trở thành học thuyết, học thuyết cách mạng vô sản. Ở khía cạnh này chủ nghĩa Mác Lênin hay học thuyết về cách mạng xã hội chủ nghĩa thực chất là học thuyết về đảo chính, lật đổ, cướp chính quyền. Cướp chính quyền từ Mác đã thành một học thuyết, ý thức hệ (triết thuyết) nên tính thuyết phục khá cao. Chu nguyên chương, phong trào Tây sơn ít học hơn nhưng làm thì rất giống với cách mạng vô sản Như vậy học thuyết Mác chỉ mới ở chỗ nâng cách làm của các phong trào nông dân thành học thuyết có tính khoa học, lớp lang tề chỉnh. Cướp của người giàu (hoặc tay sai bán nước) chia cho người nghèo luôn có sức hấp dẫn đặc biệt trong các xã hội mà sự phân hóa giàu nghèo rất khốc liệt, nước mất vào tay người ngoài. Có gì khác nhau giữa hai thứ nhà nước ít học và khoa học đó? Các nhà tư tưởng Mác xít (có cả Việt nam) cho là sau khởi nghĩa thành công những Chu nguyên Chương,Quang Trung… đã phản bội giai cấp nông dân, đã lại dựa vào học thuyết mệnh trời để lại làm vua và bốc lột đàn áp trở lại chính cái lực lượng xã hội đưa họ lên nắm chính quyền.Người ta gọi những người ấy là bọn phản bội giai cấp. Có lẽ nếu những cuộc nổi dậy, khởi nghĩa nông dân ấy mà thất bại thì người lãnh đạo sẽ không có điều kiện để trở thành bọn phản bội chăng? Hình như là vậy khi mà các thất bại ấy trở thành truyền thuỵết, chiếm một vị trí trong sự ngưỡng mộ của nhiều thế hệ. Và rủi thay với những ông vua áo vải khi lên ngôi thiên tử lại bị lịch sử gọi là tên hoàng đế này,hoàng đế nọ tàn bạo,phản bội,ngày một ngày hai đã nhốt vào lao tù,đưa ra pháp trường những thành phần mà mới ngày hôm qua đã không tiếc máu xương đưa ông ta lên ngôi hoàng đế (nắm chính quyền) vì cuộc sống như hứa hẹn đã không đến mà lầm than thì khủng khiếp hơn nhiều. Phong trào Tây sơn sụp đổ sớm nhất định là vì lòng dân đã không coi trọng nó nữa,vì sự phân hóa giai cấp vẫn còn đó,vì sự nhũng nhiễu,hà khắc vẫn còn đó và nhiều khi lại khốc liệt và trắng trợn hơn nhiều lần? Trở lại vấn đề giáo sư Eric Hobsbawm cho là Việt nam đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc. Nếu cho rằng cách mạng dân tộc là cướp chính quyền từ tay ngoại bang hoặc do ngoại bang khống chế thì nhận xét đó đúng. Nhưng nếu hiểu Cách mạng dân tộc là biến một dân tộc bị nô lệ,phân hóa do sự chiếm đóng của người ngoài và sự sai lầm của chính quyền lệ thuộc trở thành một khối thống nhất về chính trị, tư tưởng,mọi người ở các miền khác nhau, các sắc tộc khác nhau kết thành một khối cùng hướng về một mục đích nào đó thì sẽ có bất đồng lớn. Sẽ có bất đồng lớn hơn nếu xét đến nguy cơ do sự lãnh đạo, cách làm việc nước tuỳ tiện, vô nguyên tắc của chính quyền mới (cách mạng) mà dân tộc Việt nam lại sẽ lâm vào cảnh lệ thuộc một ai đó không chỉ ngàn năm. Kiểu lệ thuộc như vậy có tên gọi là chủ nghĩa thực dân mới. Nó đến từ phương nào? Do thấy được như vậy (chưa có sự thống nhất nào cả) đảng Cộng sản Việt nam đã dùng bạo lực chuyên chính bắt mọi người phải có cùng chính kiến,suy nghĩ một lối và tình trạng phân hóa khi đất nước thống nhất lại càng nặng nề (về kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, vùng miền, sắc dân…), phân hóa nặng nề thì chuyên chính lại càng khốc liệt. Lịch sử không lập lại nhưng qui luật phát triển, tàn lụi thì trước sau vẫn vậy. Nguyên nhân do đâu? Chủ nghĩa Mác Lênin có tác dụng tích cực trong cuôc đấu tranh cách mạng dành chính quyền thì tác hại của nó là gì? Nó làm cho dân tộc Việt nam phân hóa thành từng mãnh ở điểm nào? Phê phán nó hay học tập nó? Từ bỏ nó hay phát huy nó? Những công việc ấy đòi hỏi đảng cầm quyền phải có bản lãnh chính trị, có tầm nhìn và biết cả hy sinh một số lợi ích nhỏ so với lợi ích to lớn của đất nước, dân tộc. Trung quốc đã nhìn thấy được sự nguy hại của học thuyết ấy nhưng lại không đi đủ xa và Trung quốc vẫn là một quốc gia phân hóa sâu sắc và ngày càng trầm trọng. Cuộc cách mạng dân tộc ở Trung quốc chỉ thành công một bước:giành chính quyền. Ở Nga cũng không thấy có cuộc cách mạng dân tộc nào cả. Mỹ là một nước đa sắc tộc mà lại thống nhất,tại sao vậy? Tôi cho là nhiều đảng viên Việt nam có tầm nhìn xa, rộng đã thấy ra những vấn đề sinh tử của đất nước và của đảng cầm quyền. Để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, nam bắc một nhà, xuôi ngược một khối, dân giàu thật sự, nước mạnh thật sự thì phải làm gì? Dân chủ hay chuyên chính? Dân chủ kiểu Trung quốc hay kiểu Tây phương? Nếu là dân chủ kiểu Việt nam thì là kiểu gì? Mị dân và ngu dân cũng là một kiểu trị nước, như vậy thì cuộc cách mạng ở Việt nam chỉ hoàn thành một bước: Cướp chính quyền, chưa phải là cuộc cách mạng dân tộc đúng nghĩa của từ ngữ. Nguyễn Văn Thiện, tp.HCM Memory, Hà Nội Phạm Duy, Hà Nội Thật sự có những lúc trên giảng đường tôi cảm thấy khó chịu khi học cái này khác về chủ nghĩa xã hội, và nghi rằng đảng và nhà nước đang cố bắt chúng tôi đi theo lý tưởng đã đặt ra, sợ chúng tôi thay đổi, ảnh hưởng văn hóa phương Tây chia Viẹt Nam thành 5 thành 7. Có lẽ đảng đã quá lo sợ về thế hệ trẻ. Có những lúc tôi cũng giận những tệ nạn đang có ở Việt Nam mà các bạn lấy cái đó gọi là không dân chủ, bất công. Chắc quí vị cũng biết một xã hội không tự nhiên phát triển thành quốc gia giàu có và hùng mạnh, văn minh tiến bộ, mà quốc gia đó cần thời gian. Chúng tôi gọi đó là thời kỳ quá độ. Một tương lai không xa nữa tôi tin rằng đất nước chúng tôi sẽ thịnh vượng, văn minh phát triển không kém bất cứ một đất nức nào khác. Tôi tin tưởng một tương lai không xa những thế hệ như chúng tôi sẽ làm cho các bạn thay đổi mọi quan điểm về Việt Nam. Memory, Hà Nội Huỳnh, tp.HCM Trước năm 1945 có nước nào trên thế giới biết và công nhận Việt Nam là một nước, nước độc lập. Chỉ có sau trận chiến ĐIỆN BIÊN PHỦ, thì cả thế giới mới à lên một tiếng là ở Châu Á có một nước tên là VIỆT NAM đang (năm 1954) chống lại ngoại xâm(Pháp). Với cái gọi là đem "ánh sáng văn minh hiện đại cho một dân tộc lạc hậu". Nhưng xin thưa rằng "ánh sáng văn minh..." đâu thì chưa thấy rõ mà chỉ thấy xảy ra thảm cảnh nạn đói tháng 8 năm 1945 đã làm hơn 2 triệu người dân mang dòng máu Việt Nam phải chết đói. Trong khi đó người đem "ánh sáng văn minh..." lại lấy và xuất khẩu gạo từ tay những người bị chết đói, để rồi Việt Nam lúc đó đứng hàng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Các khoản thu từ việc xuất khẩu này, đám dân chết đói kia không được chút nào, mà tất cả đều chảy vào túi của những kẻ đem "ánh sáng văn minh..." Cũng vớI chiêu bài "ánh sáng văn minh hiện đại cho một dân tộc nghèo", Mỹ dùng những đôla, xe tăng, máy bay (B52),... mượn tay của Ngô Đình Diệm đàn áp ngườI dân nghèo, đem máy chém đi khắp nơI khủng bố tinh thần người dân chung dòng máu Việt Nam. Cho đến những tay sai sau này (Nguyễn Khánh...) đều chỉ vì túi riêng mà dựa vào thế lực ngoạI ban hà hiếp ngườI dân chung dòng máu Việt Nam. Chỉ nghĩ cho bản thân mình thì làm sao tồn tạI được. Ngay nay có những người đang hưởng sự tự do của chính quyền hiện tạI (Đảng Cộng Sản Việt Nam) mang lạI mà không biết lo báo đáp, chỉ biết nghĩ và đòi hỏI những lợI ích thấp hèn cá nhân. Nước nào cũng vậy điều có khó khăn riêng, Việt Nam cũng vậy. Cùng mang dòng máu Việt Nam trong ngườI mà không ra sức giúp đỡ mà còn lấy đó để chỉ trích, thoả mãn cá nhân. Chỉ có những ai thất học không biết thế nào là xã hộI nên mớI bỏ quê cha đất tổ, tha phương cầu thực ở ngoạI bang. Văn minh thay, ngạo mạn thực cho Eric Hobsbawm chưa hề đặt chân đến nước Việt Nam mà dám buông lờI bình luận. Nguyễn Tùng, Montreal, Canada Cũng có những cuộc cách mạng mà lịch sử gọi là cách mạng nhung, như cuộc cách mạng kỹ nghệ Anh để lại vua chúa của nước này còn ngự trị tới ngày nay. Cuộc cách mạng nhung ở Đông Âu gần đây cũng để lại Đảng Cộng Sản dù đã suy yếu đi. Tôi quan niệm đọc nhiều ý kiến để hiểu nhiều hơn đó là điều tốt đáng được khuyết khích. Khi phát biểu dù copy ý tưởng của người khác nhưng với ý tưởng xây dựng đó cũng là điều hay và không đáng bị chê bai. Lâm, Westminster, California, USA Nguyễn Nam, Munich, Germany Ly, Hà Nội Tuy nhiên vấn đề nào cũng có hai mặt của nó, chúng ta không thể đòi hỏi nhà nước làm việc này hay việc kia mà chính chúng ta phải tự tìm lấy cách hòa nhập sao cho thích hợp với cuộc sống. Quá khứ đã khép lại, tương lai đang chờ ở trước mắt. Cần giúp cho những người đã từng sống trong lúc khó khăn của đất nước phải nhìn rõ được con đường trước mắt, đừng nhìn vào quá khứ mà lên án chỉ trích. Thử hỏi nếu không có cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thì bao giờ người Việt Nam nhỏ bé biết được đến hai chữ "độc lập"? Võ Đăng Khoa, Houston, US Ba mươi năm sau người Việt Nam vẫn nhìn nhau bằng con mắt nghi kỵ, vẫn còn hai chiến tuyến. Có lúc nào chính quyền trong nước thực tâm nhìn những người Việt Nam ở hải ngoại như một phần của cộng đồng dân tộc, tôi muốn nói là đến bao giờ người Việt ở hải ngoại được tham gia những hoạt động chính trị trong nước như những công dân Hoa Kỳ, ít nhất là vấn đề thực thi quyền công dân. Chính quyền trong nước vẫn tạo ra những kẻ thù tưởng tượng để bóp nghẹt tự do và những tư tưởng khác biệt. Tôi không tin là dân tộc Việt Nam kém phát triển và kém suy nghĩ hơn những dân tộc khác như Đức, Tiệp hay Ba Lan. Nhân dịp 15 năm ngày bức tường Bá Linh sụp đổ, tôi muốn hỏi ngày nào sông Bến Hải sẽ bị lấp đi trong lòng mỗi người Việt Nam, ngày nào chính quyền Việt Nam quan tâm đến từng người dân Việt, trong cũng như ngoài nước, như một thực thể cần được tôn trọng và bảo vệ, thay vì là một mầm chống đối cần bị theo dõi và trừng trị. Nguyễn Nam, tp.HCM Người thất bại thì còn đó, người chiến thắng lại đi làm như vậy thì không biết làm sao nữa. Tuy sinh sau đẻ muộn nhưng tôi hiểu rằng cuộc chiến vừa qua ở Việt Nam mình khởi đầu từ phong trào đấu tranh giành độc lập từ Pháp đô hộ, bị ảnh hưởng nặng nề của hai hệ tư tưởng phương Tây, đã dẫn đến cuộc nội chiến tương tàn gần 30 năm. Thật ra chẳng có ai người Việt Nam là chiến thắng cả. Việt Nam trở thành nơi đụng đầu của hai hệ tư tưởng lớn thời chiến tranh lạnh, với đủ thứ vũ khí được thử nghiệm, sử dụng bằng chính những người Việt bản địa. Chẳng có gì để tự hào là chiến thắng, cũng chẳng nên buồn và uất hận vì thất bại, lưu vong. Thế hệ đi sau cuộc chiến như tôi nhìn về cuộc chiến với niềm thông cảm, buồn tiếc, nhưng rất là rõ ràng, để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước Việt Nam yêu dấu. Mong rằng lịch sử bi thương vừa qua sẽ không tái diễn trên mảnh đất này nữa. Hùng, Hà Nội Nguyễn Thị Băng Tâm, tp.HCM Minh, Vietnam |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||