Anh ngày càng xa châu Âu, từ cách chống dịch đến 'triết lý' tiêm chủng

  • Nguyễn Giang
  • bbcvietnamese.com
Công viên Hesketh

Nguồn hình ảnh, Nguyen Giang

Chụp lại hình ảnh,

Cây cối trong công viên gần nhà tôi đã ra hoa, báo hiệu mùa xuân ở Anh, sau đúng một năm chống dịch Covid

Nhìn đi nhìn lại mà đã đúng một năm trước Anh Quốc 'chịu trận' Covid-19.

Nhớ ngày 23/03/2021, thủ tướng Boris Johnson tuyên bố Anh bước vào phong tỏa đầu tiên mà ai cũng nghĩ chỉ kéo dài bằng đơn vị tuần, cùng lắm là vài tháng.

Nay, Anh đã và đang trải qua ba lần lockdown - với lần thứ ba sắp được nới lỏng từ 29/03.

Số dân được tiêm chủng đã vượt ngưỡng 30 triệu hôm 22/03, và từ tháng Tư, nhiều sinh hoạt bắt đầu được mở lại.

Ngày 23/03 cả nước để ra một phút im lặng tưởng niệm các nạn nhân của Covid.

Nhưng trời cuối tháng Ba đã nắng lên, công viên, vườn tược bắt đầu nở hoa, dễ làm ta lạc quan thêm.

Cùng lúc EU nặng trĩu tin Đức sẽ đóng cửa nhiều tuần từ Lễ Phục Sinh, số tử vong ở Tây Ban Nha, Ba Lan, Hungary lên cao, kinh tế Ý, Hy Lạp bết bát...

Nếu không trục trặc gì, ví dụ không bị EU chặn vaccine Pfizer làm ở Hà Lan chuyển tới Anh theo hợp đồng - thì đến hết tháng 7, Anh tiêm chủng xong dân số người lớn.

Nước Anh đã đi con đường riêng ngày càng rõ

Một năm qua bản thân suy nghĩ của tôi đã trả qua nhiều thăng trầm, phản ánh tâm lý của một người sống tại Anh.

Mình đi làm ở đây, có gia đình sống ở đây, nên các vấn đề to nhỏ của xã hội này, từ khẩu trang, lockdown, đi lại, tới tiêm chủng mình cũng trải qua cả.

Năm trước, khi Anh sắp bước vào lockdown lần một tôi có chia sẻ một số cảm nghĩ, quan sát trong bài blog trên BBC News Tiếng Việt hôm 18/03/2020:

"Anh đánh lớn, tung gần 400 tỷ đô vào trận chiến chống virus corona".

Lúc đó, tôi viết Anh Quốc 'Luôn tính đến công nghệ', và "nhìn các vấn đề từ góc độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ trước hết và trên hết".

"Từ đó, họ sẽ tìm giải pháp và luôn cố gắng có cách tiếp cận nhân văn hơn là hùng hục, để đạt mục tiêu chung."

Sau một năm, tôi thấy ý trên không sai.

Nhưng Anh còn hơn EU ở ba điểm: y tế và quản lý nhân khẩu đã số hóa 100%; khả năng hậu cần tốt, đều trên cả nướcniềm tin vào hệ thống y tế công cao.

Về nhân lực: Anh tạm ngưng luật về 'quy trình tiêm chủng' để ai từ 18 đến 69 tuổi, có trình độ trung học trở lên (A-level), khỏe mạnh, muốn tình nguyện là được.

Được đào tạo gấp rút họ tham gia 'extra workforce' (nhân lực tăng cường) cho Y tế Quốc gia (NHS), cùng y bác sĩ, hộ lý, quân đội túc trực ở hàng nghìn điểm tiêm.

Chỉ cần dùng số y tế cá nhân mà ai cũng có (NHS number), vào trang web ngành y tế, gõ thêm postcode - mã bưu điện nhà, là có thể chọn ngày giờ, địa điểm tiêm.

Lúc đăng ký tôi mới rõ chừng 20 địa điểm quanh nhà tôi đã biến thành điểm tiêm chủng 'ad-hoc': tạm thời nhưng nhanh gọn.

Ngoài trạm xá, bệnh viện, tiệm dược phẩm nay đến cả nhà thờ, nhà văn hóa, trường học cũng thành nơi y tế triển khai nhân viên, tình nguyện viên.

Tôi để ý thấy các sân trường học, quảng trường biến thành nơi đỗ xe miễn phí cho người đi tiêm chủng.

Members of the public at Lichfield Cathedral

Nguồn hình ảnh, PA Media

Chụp lại hình ảnh,

Anh Quốc dùng cả Giáo đường như Lichfield Cathedral vào chiến dịch tiêm chủng

Đa số bạn bè Việt Nam cùng lứa tuổi của tôi ở London và vùng Đông Nam đã nhận liều một Pfizer hoặc AstraZeneca hoàn toàn không mất tiền.

Thứ Bảy tuần qua Anh tiêm được trên 800 nghìn dân trong 24 giờ, bằng 12 nước thuộc EU cộng lại.

Bạn bè tôi ở châu Âu cho hay nơi họ sống không chỉ thiếu vaccine mà thiếu cả địa điểm, nhân lực lo tiêm chủng.

Có nước EU dân gọi điện chỗ này thì được chỉ đến chỗ tiêm ở tỉnh khác, thành phố xa hàng trăm km, không đi được.

Triển khai vaccine toàn cầu

Bảng cuộn
Thế giới
61
12.120.524.547
Trung Quốc
87
3.403.643.000
Ấn Độ
66
1.978.918.170
Hoa Kỳ
67
596.233.489
Brazil
79
456.903.089
Indonesia
61
417.522.347
Nhật Bản
81
285.756.540
Bangladesh
72
278.785.812
Pakistan
57
273.365.003
Việt Nam
83
233.534.502
Mexico
61
209.179.257
Đức
76
182.926.984
Nga
51
168.992.435
Philippines
64
153.852.751
Iran
68
149.957.751
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
73
149.397.250
Thổ Nhĩ Kỳ
62
147.839.557
Pháp
78
146.197.822
Thái Lan
76
139.099.244
Italy
79
138.319.018
Hàn Quốc
87
126.015.059
Argentina
82
106.075.760
Tây Ban Nha
87
95.153.556
Ai Cập
36
91.447.330
Canada
83
86.256.122
Colombia
71
85.767.160
Peru
83
77.892.776
Malaysia
83
71.272.417
Saudi Arabia
71
66.700.629
Myanmar
49
62.259.560
Chile
92
59.605.701
Đài Loan
82
58.215.158
Úc
84
57.927.802
Uzbekistan
46
55.782.994
Morocco
63
54.846.507
Ba Lan
60
54.605.119
Nigeria
10
50.619.238
Ethiopia
32
49.687.694
Nepal
69
46.888.075
Campuchia
85
40.956.960
Sri Lanka
68
39.586.599
Cuba
88
38.725.766
Venezuela
50
37.860.994
Nam Phi
32
36.861.626
Ecuador
78
35.827.364
Hà Lan
70
33.326.378
Ukraine
35
31.668.577
Mozambique
44
31.616.078
Bỉ
79
25.672.563
UAE
98
24.922.054
Bồ Đào Nha
87
24.616.852
Rwanda
65
22.715.578
Thụy Điển
75
22.674.504
Uganda
24
21.756.456
Hy Lạp
74
21.111.318
Kazakhstan
49
20.918.681
Angola
21
20.397.115
Ghana
23
18.643.437
Iraq
18
18.636.865
Kenya
17
18.535.975
Áo
73
18.418.001
Israel
66
18.190.799
Guatemala
35
17.957.760
Hong Kong
86
17.731.631
Cộng hòa Czech
64
17.676.269
Romania
42
16.827.486
Hungary
64
16.530.488
Dominican Republic
55
15.784.815
Thụy Sĩ
69
15.759.752
Algeria
15
15.205.854
Honduras
53
14.444.316
Singapore
92
14.225.122
Bolivia
51
13.892.966
Tajikistan
52
13.782.905
Azerbaijan
47
13.772.531
Đan Mạch
82
13.227.724
Belarus
67
13.206.203
Tunisia
53
13.192.714
Côte d'Ivoire
20
12.753.769
Phần Lan
78
12.168.388
Zimbabwe
31
12.006.503
Nicaragua
82
11.441.278
Na Uy
74
11.413.904
New Zealand
80
11.165.408
Costa Rica
81
11.017.624
Ireland
81
10.984.032
El Salvador
66
10.958.940
Lào
69
10.894.482
Jordan
44
10.007.983
Paraguay
48
8.952.310
Tanzania
7
8.837.371
Uruguay
83
8.682.129
Serbia
48
8.534.688
Panama
71
8.366.229
Sudan
10
8.179.010
Kuwait
77
8.120.613
Zambia
24
7.199.179
Turkmenistan
48
7.140.000
Slovakia
51
7.076.057
Oman
58
7.068.002
Qatar
90
6.981.756
Afghanistan
13
6.445.359
Guinea
20
6.329.141
Lebanon
35
5.673.326
Mông Cổ
65
5.492.919
Croatia
55
5.258.768
Lithuania
70
4.489.177
Bulgaria
30
4.413.874
Syria
10
4.232.490
Lãnh thổ Palestine
34
3.734.270
Benin
22
3.681.560
Libya
17
3.579.762
Niger
10
3.530.154
DR Congo
2
3.514.480
Sierra Leone
23
3.493.386
Bahrain
70
3.455.214
Togo
18
3.290.821
Kyrgyzstan
20
3.154.348
Somalia
10
3.143.630
Slovenia
59
2.996.484
Burkina Faso
7
2.947.625
Albania
43
2.906.126
Georgia
32
2.902.085
Latvia
70
2.893.861
Mauritania
28
2.872.677
Botswana
63
2.730.607
Liberia
41
2.716.330
Mauritius
74
2.559.789
Senegal
6
2.523.856
Mali
6
2.406.986
Madagascar
4
2.369.775
Chad
12
2.356.138
Malawi
8
2.166.402
Moldova
26
2.165.600
Armenia
33
2.150.112
Estonia
64
1.993.944
Bosnia and Herzegovina
26
1.924.950
Bhutan
86
1.910.077
Bắc Macedonia
40
1.850.145
Cameroon
4
1.838.907
Kosovo
46
1.830.809
Cyprus
72
1.788.761
Timor-Leste
52
1.638.158
Fiji
70
1.609.748
Trinidad và Tobago
51
1.574.574
Jamaica
24
1.459.394
Macao
89
1.441.062
Malta
91
1.317.628
Luxembourg
73
1.304.777
Nam Sudan
10
1.226.772
Cộng hòa Trung Phi
22
1.217.399
Brunei Darussalam
97
1.173.118
Guyana
58
1.011.150
Maldives
71
945.036
Lesotho
34
933.825
Yemen
1
864.544
Congo
12
831.318
Namibia
16
825.518
Gambia
14
812.811
Iceland
79
805.469
Cape Verde
55
773.810
Montenegro
45
675.285
Comoros
34
642.320
Papua New Guinea
3
615.156
Guinea-Bissau
17
572.954
Gabon
11
567.575
Eswatini
29
535.393
Suriname
40
505.699
Samoa
99
494.684
Belize
53
489.508
Equatorial Guinea
14
484.554
Đảo Solomon
25
463.637
Haiti
1
342.724
Bahamas
40
340.866
Barbados
53
316.212
Vanuatu
40
309.433
Tonga
91
242.634
Jersey
80
236.026
Djibouti
16
222.387
Seychelles
82
221.597
São Tomé và Príncipe
44
218.850
Isle of Man
79
189.994
Guernsey
81
157.161
Andorra
69
153.383
Kiribati
50
147.497
Cayman Islands
90
145.906
Bermuda
77
131.612
Antigua and Barbuda
63
126.122
Saint Lucia
29
121.513
Gibraltar
123
119.855
Đảo Faroe
83
103.894
Grenada
34
89.147
Greenland
68
79.745
Saint Vincent và Grenadines
28
71.501
Liechtenstein
69
70.780
Quần đảo Turks và Caicos
76
69.803
San Marino
69
69.338
Dominica
42
66.992
Monaco
65
65.140
Saint Kitts and Nevis
49
60.467
Quần đảo Virgin thuộc Anh
59
41.198
Đảo Cook
84
39.780
Anguilla
67
23.926
Nauru
79
22.976
Burundi
0,12
17.139
Tuvalu
52
12.528
Saint Helena
58
7.892
Montserrat
38
4.422
Đảo Falkland
50
4.407
Niue
88
4.161
Tokelau
71
1.936
Đảo Pitcairn
100
94
Bắc Hàn
0
0
Eritrea
0
0
Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh
0
0
South Georgia and Sandwich Is.
0
0
Vatican
0
0

Cập nhật browser để xem

Tư duy 'dám làm' của Anh đến từ đâu?

Một tờ báo Việt Nam viết Anh Quốc đã "đặt cược" vào vaccine sớm và đã chiến thắng.

Tôi không nghĩ ai ở đây có đầu óc "đỏ đen" như vậy, mà ngoài ưu thế 'số hóa nhân khẩu' đã có sẵn, và tinh thần vận động toàn dân, còn có tư duy chấp nhận rủi ro.

Một số báo giải thích là Anh-Mỹ áp dụng Định luật Kehoe trong tiêm chủng.

Xin phép giải thích một chút.

Robert Kehoe (1893-1992) và mô thức (paradigm) mang tên ông nói trên đời có rất nhiều thứ phức tạp, liên đới đa chiều mà ta khó biết được trước rủi ro lớn tới đâu.

Bị thách thức "Bằng chứng đâu? Số liệu đâu?" người làm chính sách, các chính phủ...thường khựng lại, đứng trước hai lựa chọn:

Một là cẩn trọng chờ thêm số liệu, chờ thêm kết quả chẩn đoán, đánh giá rồi mới có hành động; Bạn sẽ đúng nhưng bị chậm.

Hai là chấp nhận rủi ro dưới ngưỡng 'chịu được' để cứ làm nhanh, rồi điều chỉnh sau.

Tên tuổi của Kehoe bị gắn với khuyến nghị ở Mỹ là cứ để các công ty dầu khí cho chì vào xăng, chừng nào chưa đủ số liệu rõ rệt về tính độc hại.

Phái chống ông cho rằng định luật Kehoe rất tai hại cho môi trường.

Nhưng những người ủng hộ thì tin là trong rất nhiều phương án đều khó xử mà chống dịch Covid là ví dụ rất cụ thể, người ta cần tốc độ.

Có tờ báo ví Covid như sóng thần để nói rằng chỉ có điên mới đòi 'dọn phố gọn rồi mới chạy'.

Trước cơn tsunami sẽ có người tụt lại, bị chết chìm (rủi ro đông máu khi tiêm vaccine? hiệu ứng phụ), nhưng chạy nhanh thì số đông mới thoát chết.

Người Việt Nam hẳn nhớ cuộc 'phá rào' thời Đổi Mới I, nhờ bỏ nguyên lý XHCN vòng vèo mà xã hội thoát nghèo, đi tới, không thành Bắc Triều Tiên phiên bản 2.

Nhưng đó là 'cái khó ló cái khôn', nay không nên tự khen nhiều, còn ở Anh người ta tự nguyện và tin tưởng vào giá trị công cộng (public values), ít nghe thuyết âm mưu chống tiêm chủng.

Tốc độ tiêm ở Anh và Hoa Kỳ nay được coi là ví dụ hai nước này đi "định luật Kehoe", chấp nhận rủi ro để đi nhanh, còn EU thì chọn tinh thần 'bảo mẫu'.

Văn bản EU thậm chí xác nhận tinh thần 'cẩn trọng' là nguyên tắc tối cao.

Điều 191 của Hiệp ước Lisbon (xem tại đây) ghi rõ 'precautionary principle' (nguyên tắc cẩn trọng) không chỉ áp dụng với y tế, khoa học mà còn là nguyên lý điều hành cho pháp luật, kinh tế EU.

Thủ tục ra quyết định ở EU là tìm đồng thuận, giảm thiểu rủi ro vì sự an toàn, vì mô trường, vì cuộc sống của mấy trăm triệu dân.

Nhưng không phải đến thế kỷ 20 mới có ông Kehoe ra định luật về các ngưỡng của rủi ro.

Khác biệt giữa Anh-Mỹ và châu Âu từng bị cho là có căn tính lịch sử: văn hóa Anglo-Saxon phiêu lưu, phóng khoáng, liều lĩnh hơn người Pháp, người Đức.

Nhà nghiên cứu Emile Chabal (ĐH Edinburgh) giải thích ở Anh và Mỹ 'Anglo-Saxon' chỉ là cụm từ nói về thời di dân cổ đại, giai đoạn 410-825.

Nhưng ở Pháp và châu Âu lại khác.

Cuốn 'À quoi tient la superiorité des Anglo-Saxons?' của Edmond Demolins viết năm 1897 rất nổi tiếng vì gán cho giống dân Anh, Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, gọi chung là nhóm Anglo-Saxon, một số đặc tính đã đưa họ thành "chủng tộc ông chủ" (dominant, imperial race).

Demolins giải thích vì sao Đế quốc Anh và con cháu họ thống trị thế giới và hối thúc người Pháp, thuộc dòng giống La-Tinh, 'dám nghĩ dám làm'.

Sau này, sách của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng và để lại dấu ấn cả tích cực, và tiêu cực về "người Anglo-Saxon" ở nhiều nơi.

Ai thích thì tìm cách bắt chước, hoặc nhấn mạnh đến điều (suy diễn) rằng hệ thống giáo dục Anh "rất đặc biệt", đào tạo ra toàn lãnh đạo.

Ai ghét thì nói tới "mặt xấu" để hạ thấp, chối bỏ, và nói dân Anh Mỹ dũng cảm tới mức liều lĩnh, cá nhân tới mức vị kỷ, trọng thương nghiệp tới mức lóa mắt vì tiền...

Các khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 1929, 2008 đều do các ngân hàng Mỹ - Anh gây ra.

Kinh tế tư bản 'free-for-all' của họ tạo ra bất công xã hội etc.

Thực ra Emile Chabal cho rằng không có "chủng tộc Anglo-Saxon" nào, mà đó là hình ảnh của người Pháp "tự phê" họ, là 'alter ego' vừa đáng nể, vừa đáng ghét.

Bây giờ chẳng còn ai dùng từ ngữ kiểu như chủng tộc vốn phản khoa học và tôi có thể xác nhận khái niệm 'Anglo-Saxon' rất xa lạ trong ngôn ngữ hàng ngày ở Anh.

Cái khó ló cái khôn

Đảo Anh đã nhận hàng chục đợt di dân qua nhiều thế kỷ và dân ngày nay chẳng còn chút gì là 'Anglo-Saxon'.

Có chăng là vì "cái khó ló cái khôn", nên Anh Quốc đã phải dùng tất cả những sức mạnh có sẵn để chống dịch.

Nền tảng khoa học tốt, kinh tế thị trường chạy ro ro, nền dân chủ lan tỏa tới từng làng xã, khu dân cư, đã được huy động.

EU vì quá tự tin, lại siêu cẩn trọng, quá đề cao đồng thuận, chia sẻ...mà đến nay thì thiếu vaccine để mà chia, và phải nhập từ Nga, Trung Quốc.

Nói rộng ra chuyện địa chính trị thì cả khối này đang băn khoăn trước thách thức an ninh, kinh tế từ Trung Quốc mà chưa biết chọn theo Anh-Mỹ hay đứng riêng.

Thế nhưng, trong chiến chống Covid sắp tới, theo tôi cả Anh và EU sẽ phải tìm cách hợp tác, vì hai bên ở quá gần nhau.

Hàng triệu dân Anh gồm cả tôi nóng lòng tiêm vaccine, chờ hết lockdown chính là để sang Nam Âu nghỉ hè.

Cả triệu công dân EU ở Anh được tiêm chủng sớm hơn ở quê nhà họ nhưng dịch bệnh bên đó còn thì virus kiểu gì cũng qua giao lưu mà lọt trở lại Anh.

Quyền lợi chung và tính thực dụng (kiểu Anh?) sớm hay muộn cũng buộc hai bên phải nói chuyện, bất chấp các căng thẳng nhất thời về vaccine.

Chúc châu Âu sớm vượt qua đại nạn và cùng Anh Quốc đón Xuân, hoặc muộn là đón mùa Hè nắng ấm!

Xem thêm:

Tiêm chủng
Chụp lại hình ảnh,

Tiêm chủng nay thành cuộc đua toàn cầu