![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Sự công nhận các chính đảng ở Việt Nam
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vấn đề công nhận các đảng chính trị khác nhau trong đời sống chính trị-xã hội vẫn gây nhiều tranh cãi tại Việt Nam.
Nếu trước đây sự thành lập các chính đảng phi Cộng Sản là đề tài thảo luận thầm kín, thì nay nhiều người đã công khai đặt vấn đề này trên những phương tiện truyền thông có tầm ảnh hưởng rộng rãi. Trong một chế độ độc đảng, sự hiện diện của những chính đảng phi Cộng Sản hiển nhiên là điều không thể chấp nhận đối với nhà nước do Đảng Cộng Sản kiểm soát. Các cơ quan truyền thông chính thống vẫn đưa ra nhiều lý do biện minh chế độ độc đảng. Chẳng hạn chỉ Đảng Cộng Sản là đảng duy nhất lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lịch sử đã chọn Đảng Cộng Sản làm lực lượng lãnh đạo duy nhất, nhân dân không muốn đa đảng vì sẽ gây xáo trộn xã hội và đưa đến nội chiến. Hoặc chỉ Đảng Cộng Sản mới có khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia. Thậm chí, một vài vị Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản gần đây còn mạnh dạn nói rằng vai trò lãnh đạo xã hội của Đảng là do Bác Hồ lựa chọn. Cứ như thể Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi đại diện nhân dân và luôn đứng trên dân tộc để áp đặt sự lựa chọn duy nhất của mình cho mọi người ở mọi thời đại mà không ai có quyền thách thức hoặc thay đổi! Lý lẽ của Đảng Tất nhiên ai cũng biết những lý lẽ nêu trên là ngụy biện và bế tắc, nhưng truyền thông chính thống từ trước đến nay vẫn quen thói “cả vú lấp miệng em”, dù chẳng ai tin, hàng ngày vẫn cứ tuyên truyền không ngượng ngùng. Ngày nay người dân không còn dễ dàng chấp nhận sự áp đặt niềm tin và lừa dối thông tin như cách mà Đảng Cộng Sản vẫn đang làm. Ngược dòng lịch sử, ai cũng biết cuộc cách mạng năm 1945 là thành quả chung của nhiều phong trào kháng Pháp trước đó, chứ không riêng những người Cộng Sản. Tổ quốc ghi công tất cả, chứ không riêng ai. Việc chiếm quyền lãnh đạo độc tôn công cuộc kháng chiến chống Pháp bằng thủ đoạn thủ tiêu, ám sát lãnh tụ và đảng viên các chính đảng đương thời không thể xem là sự “lựa chọn của lịch sử” dành cho Đảng Cộng Sản.
Mặt khác, hành động lén lút cắt lãnh thổ và lãnh hải cho Trung Quốc và đàn áp các cuộc tuần hành của thanh niên, trí thức và văn nghệ sĩ chống Trung Quốc trong vụ Hoàng Sa và Trường Sa mới đây càng cho thấy thực sự khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia của chính quyền hiện nay “hiệu quả” như thế nào! Trước sự bất lực của Đảng Cộng Sản khi giải quyết vấn đề quốc kế dân sinh và sự thiếu năng lực của đảng này trong việc lèo lái con thuyền quốc gia, nhiều chính đảng khác của người Việt đã được thành lập và hoạt động mạnh mẽ trong và ngoài nước. Cơ sở pháp lý Hiển nhiên, Đảng Cộng Sản và nhà nước do đảng này kiểm soát luôn bác bỏ thể chế đa đảng, nhưng liệu sự hiện diện của các chính đảng phi Cộng Sản có hoàn toàn bị phủ nhận ở Việt Nam hay không? Trả lời câu hỏi này cần xem xét sự việc trên hai phương diện pháp lý và thực tế. Thứ nhất, trên phương diện pháp lý, câu trả lời khá rõ ràng. Điều 4 của Hiến pháp tuy khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội, nhưng không nghiêm cấm việc lập đảng hoặc lập hội ngoài Đảng Cộng sản. Đó cũng là nhận định của các luật sư biện hộ tại phiên tòa phúc thẩm xét xử hai luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân vào ngày 27/11/2007. Các luật sư lập luận rằng do Việt Nam chưa có Tòa án Hiến pháp và chưa có phán quyết nào của tòa án xem xét một cách riêng biệt tính chất hợp hiến và hợp pháp của những tổ chức như Khối 8406, Đảng Dân Chủ, Đảng Thăng Tiến Việt Nam, Đảng Dân Chủ Nhân Dân và Công đoàn độc lập. Do đó, không có cơ sở pháp lý để tuyên bố hoạt động của bất kỳ tổ chức nào là bất hợp pháp và trái Hiến pháp. Cần lưu ý rằng, những tù nhân chính trị nổi tiếng như Linh mục Nguyễn Văn Lý, các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Bắc Truyễn, Bác sĩ Lê Nguyên Sang, v.v… chỉ bị khép tội “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa”. Chứ họ chưa bao giờ bị xem là phạm tội do thành lập hay tham gia các tổ chức chính trị phi Cộng Sản.
Trong phán quyết của mình ở vụ án Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, Tòa án Tối cao hoàn toàn không trả lời và cũng không bác bỏ các nhận định nêu trên của các luật sư. Về phương diện tố tụng, không bác bỏ có nghĩa là ghi nhận và thừa nhận. Quyền của người dân Có thể nói đây là lần đầu tiên, trên một diễn đàn công khai và hợp pháp, cơ quan tư pháp hiến định là Tòa án tối cao, bằng một phán quyết chung thẩm, đã mặc nhiên công nhận sự hiện diện của các chính đảng phi Cộng Sản tại Việt Nam. Đây là sự công nhận pháp lý. Tất nhiên sẽ có lập luận cho rằng vì các chính đảng chưa đăng ký hoạt động và được cấp giấy phép thành lập, nên hoạt động của họ là bất hợp pháp. Điều này nghe có vẻ hợp lý, nhưng thật ra không đúng. Sự thiếu sót ban hành quy định về việc thành lập các chính đảng là lỗi cố ý của nhà nước, chứ không phải của người dân. Người dân được quyền làm những gì luật pháp không cấm, chứ không phải chờ đến khi được cho phép. Nếu muốn ngăn cấm việc thành lập các chính đảng, thì hiến pháp và luật pháp phải nêu rõ, mà theo phân tích ở trên, chưa có sự ngăn cấm nào như vậy được quy định trong hiến pháp và luật pháp hiện hành. Thứ hai, trên phương diện thực tế, cần lưu ý hai sự kiện gần đây: sự tập hợp lực lượng dân chủ tại đám tang Giáo sư Hoàng Minh Chính và lệnh điều động Nguyễn Tiến Trung nhập ngũ quân đội. Ở cả hai sự kiện này nhà nước Việt Nam đều không chính thức tỏ ra công nhận sự hiện diện hiện hữu của các chính đảng phi Cộng Sản ở Việt Nam
Tuy một vài nhà dân chủ bị ngăn cản tham dự đám tang Giáo sư Hoàng Minh Chính, nhưng một lễ tang đàng hoàng, chủ động, theo nghi thức mà các nhà dân chủ mong muốn đã được tổ chức thành công. Đám tang có sự tham gia đông đảo của hầu hết đại diện các chính đảng phi Cộng Sản trong và ngoài nước, và đặc biệt được sự bảo vệ trật tự chính thức của lực lượng công an. Hình ảnh đại diện các đảng phái và phong trào dân chủ chụp hình và giương cao biểu ngữ một cách công khai cho thấy thái độ chấp nhận của nhà cầm quyền Việt Nam. Nếu đó là một đám tang bất hợp lệ và các chính đảng hoạt động bất hợp pháp thì những người tham dự ắt hẳn đã bị bắt tại nơi tiến hành tang lễ. Song trên thực tế, không ai bị bắt giam. Từng bước phát triển Tất nhiên, điều này không có nghĩa là Đảng Cộng Sản dễ dàng chấp nhận dân chủ hóa, nhưng ít ra bước đầu họ đã mặc nhiên công nhận vì không có cơ sở pháp lý để bác bỏ sự hiện diện của các chính đảng phi Cộng Sản. Thứ đến, việc một đảng viên Đảng Dân Chủ là Nguyễn Tiến Trung tham gia quân đội Việt Nam với lệnh điều động nhập ngũ ghi rõ những nhận xét tốt đẹp về phẩm chất đạo đức và sự tôn trọng luật pháp của Nguyễn Tiến Trung. Xưa nay, quân đội và công an là hai lực lượng “chuyên chính” độc quyền của Đảng Cộng Sản, muốn tham gia các lực lượng này đương sự phải có lý lịch tốt theo nhãn quan khắt khe của người tuyển quân. Giờ đây với việc mở cánh cửa vào quân đội cho thành viên thuộc những chính đảng khác, Nhà nước Việt Nam có vẻ đã chính thức gửi một thông điệp ra thế giới bên ngoài rằng hai lực lượng “chuyên chính” từng bước không còn thuộc sự kiểm soát độc quyền của Đảng Cộng Sản. Và họ dần trở thành những tổ chức võ trang chuyên nghiệp và độc lập, chỉ phục vụ nhà nước của dân, chứ không còn là công cụ riêng của một chính đảng nào.
Đây rõ ràng là một diễn biến đáng chú ý trong vấn đề công nhận các chính đảng phi Cộng Sản tại Việt Nam. Tất nhiên nhiều người vẫn hoài nghi điều này nếu xem xét tính nhất quán trong thái độ của nhà cầm quyền đối với phong trào dân chủ, bởi lẽ không phải lúc nào họ cũng “để yên” cho thành viên của các chính đảng khác công khai thách thức mình. Cùng chung tiền lệ Thực ra, điều này cũng dễ hiểu vì chưa bao giờ Đảng Cộng Sản chấp nhận thách thức quyền lực. Nhưng ít nhất trong khuôn khổ có thể kiểm soát được, họ chấp nhận sự hiện hữu thực tế của phong trào dân chủ mà trên bình diện pháp lý không có cơ sở nào để bác bỏ. Vấn đề còn lại là liệu phong trào dân chủ đủ năng lực phát triển lực lượng và giới thiệu những gương mặt ưu tú mà người dân có thể tin tưởng và kính trọng, đồng thời khiến Đảng Cộng Sản chấp nhận thảo luận khả năng hợp tác kiến thiết quốc gia. Đó là bài toán khó nhưng không phải bất khả thi, nhất là trong điều kiện truyền thông phi chính thống đang ngày càng chiếm ưu thế so với truyền thông của nhà nước. Phong trào Cộng Sản thế kỷ trước thoạt đầu cũng bị đàn áp và đặt ngoài vòng pháp luật. Nhưng với sự lớn mạnh về lực lượng và đạt được niềm tin ở người dân lúc đó, sự hiện diện của những người Cộng sản dần trở thành đương nhiên trong một giai đoạn. Giờ đây, ở một khía cạnh nào đó, các chính đảng Không Cộng Sản ở Việt Nam cũng đang ở trong tình trạng tương tự và đang làm cho Nhà nước do người Cộng Sản cầm quyền hiện nay bắt buộc phải công nhận và tính đến trong mọi nước cờ chính trị. Bài phản ánh ý kiến riêng của tác giả, không phải của BBC. Ý kiến đóng góp, phản hồi xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk hoặc sử dụng hộp tiện ích bên tay phải.
TQVN DT Ẩn danh bin, tp hcm hoan thien newsviet HCM, VN Tôi đưa ra vấn đề thế này: Nếu Việt Nam tiến tới con đường đa đảng thì chuyện trước hết vẫn là cởi mở 100% về thông tin - ngôn luận... thì điều này tiến gần tới việc tiếng nói của toàn dân được lắng nghe, sự nhũng nhiễu, tham nhũng được phanh phui, ra ánh sáng, sự cải tổ sâu rộng của Nhà nước pháp quyền. Đến lúc đó thì mới nên quyết định có cần đa Đảng hay không? Còn bây giờ xin hãy để chúng tôi được sinh sống bình yên. Thính giả không nêu tên Chế độ độc Đảng không chỉ có ở VN, mà ở vài nước nữa. Và những nước lớn như Nga Mỹ, thì bầu cử cũng chỉ có một hoặc 2 đảng thực sự có thế lực. Nếu ở VN đa đảng, mà các đảng ấy không bị các thế lực bên ngoài chi phối thì mới thực là dân chủ. Xin mọi người nếu có chú ý, thì những đảng mà bài báo nói, đều có những hành động bêu rếu, chống phá và thậm chí là sỉ nhục đến chính Đảng của một tầng lớp của VN, đến những thể chế và lãnh tụ đã được lịch sử thế giới công nhận, và cả xuyên tạc những điều không đúng sự thực. Ẩn danh Tôi ủng hộ dân chủ ở VN, nhưng phải đến khi nào các đảng là do ý của dân, không bị thao túng bởi bên ngoài, và phải là dân chủ với văn hoá, chư không phải là dẫm đạp hay chà đạp lịch sử, mà lịch sử đó gắn liền với cả dân tộc. Và một điều nữa, một Đảng đã cắm rễ trong lòng dân tộc VN có dễ bị xóa bỏ chăng? nếu đc thì đã kô đợi đến giờ này. Nếu nó kô có mặt gì đó tốt đẹp, ắt hẳn đã như nhưng chế độ độc tài chuyên chính khác, bị lật đổ từ lâu (mà những sự lật đổ đó cũng phần nhiều là có sự can thiệp bên ngoài, nếu không muốn nói là tất cả). Tóm lại, dân chủ ở VN thì cần phải đợi, và nếu dân chủ cứ đi theo hướng thế này, tôi nghĩ rằng VN sẽ chẳng bao giờ có dân chủ thật sự. Hiện nay, tôi vẫn ủng hộ Đảng CSVN và Chính phủ CHXHCN VN. Hoa Sen HCM Bảo ĐCS VN là độc đoán thì cũng chưa chính xác lắm đâu. Ở Anh, Nhật, Thái Lan, Thụy Điển vv...thì dân chủ cái nỗi gì khi mà một số kẻ khi mới đẻ ra đã được xem là Quý tộc, được sống trong Cung điện, được (ép) dân chúng phải phủ phục dưới dân cúi lạy...Các bạn thấy có đúng không nào? Nữ hoàng Anh đấy, Vua Thái Lan, Vua Nhật Bản, Vua Tây Ban Nha, Vua Thụy Điển vv...đấy! Họ có trải qua bầu cử bầu kiếc nào đâu mà vẫn được làm vua, được sống trong nhung lụa, ở cung điện, có kẻ hầu người hạ đấy thôi. Antimultiparty, TPHCM Ẩn danh hanquangtu, Hà Nội KBVN Khi bàn luận nhiều hơn về các vấn đề thực tế, họ sẽ bộc lộ các điểm mạnh, yếu của chính họ. Người ta sẽ có dịp đánh giá xem họ có tài năng lãnh đạo quốc gia về KT hay không, hay nếu họ "thành công" thì càng mang lại đại họa lớn hơn nếu chỉ bằng võ mồm, ngồi salon phòng lạnh, mà họ đã chứng tỏ sự dốt nát của họ, thì làm sao khi đụng thực tế họ có thể đem lại no cơm ấm áo cho dân nghèo? Cụ thể, làm sao kiểm soát lạm phát, có nên thu tiền VN vào hay không, nếu USD giảm giá sẽ có thiệt hại thế nào, v.v... LS Nhân, Đài, yêu nước chưa chắc bằng LT Minh Khai, Quách Thị Trang, Lê Hồng Phong v.v... đâu, nhưng lịch sử chứng minh các người kia dù "thắng" đã đem lại thảm họa thế nào cho quốc gia. Trung, Toronto, Canada Không lẽ kéo dài mãi như hiện nay, bất cứ buổi thăm viếng thảo luận cấp cao nào các vị lãnh đạo VN cũng bị chất vấn hỏi han mãi chuyện Nhân quyền và Dân chủ ở nước mình, trong khi đã là thành viên của Hội đồng Bảo An LHQ. Vả lại ở thời đại thông tin bùng nổ và hiệu quả như hiện nay, thì làm sao mà bảo chế độ ta là ưu việt lý tưởng để mị dân mãi được. Tôi đồng ý với bác Quân, thật khó tìm được những đối trọng tương xứng với đảng CSVN, đầy đủ uy tín thần phục người dân nghe theo. Sống trong nước và ra hải ngoại cũng được vài năm, nhưng tôi thấy như mò kim đáy biển khi đi tìm một minh quân, một đảng phái chính trị khác thật sự cần thiết cho Dân tộc và đất nước trong lúc này. Không nêu tên |
Diễn đàn BBC
CÁC BÀI LIÊN QUAN
![]() 21 Tháng 10 , 2007 | Việt Nam
![]() 25 Tháng 6, 2007 | Diễn đàn
![]() 18 Tháng 2, 2006 | Diễn đàn
![]() 16 Tháng 2, 2006 | Việt Nam
TRANG NGOÀI BBC
BBC không chịu trách nhiệm về nội dung các trang bên ngoài.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||