![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Những gì truyền thông VN không nhắc tới
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Gần đây thế giới được biết đến hai sự kiện lớn đang xảy ra cho Trung Quốc trước thời gian Thế Vận Hội sẽ được khai mạc vào
tháng Tám năm nay.
Đó là: người dân Tây Tạng biểu tình bị Trung Quốc đàn áp bằng vũ trang, và nay là ngọn đuốc Thế Vận Hội bị biểu tình chống đối tại London và Paris. Người dân Trung Quốc biết gì về các sự kiện này? Tất cả thông tin trên báo chí tại Trung Quốc đều đồng loạt cáo buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tổ chức cuộc biểu tình bạo động giết chết 19 người Trung Quốc. Trong khi đó, những người Tây Tạng lưu vong cho rằng gần 100 người đã bị thiệt mạng vì vũ lực của an ninh Trung Quốc. Về ngọn đuốc, xin trích từ trang web BBC tiếng Anh: "Phóng viên BBC James Reynolds tại Bắc Kinh cho rằng Chính phủ Trung Quốc dường như đang trì hoãn việc đưa tin về rước đuốc và sau đấy làm giảm sự quan trọng của nó." "Tân Hoa Xã mất 6 giờ đồng hồ mới đưa tin về cuộc biểu tình, và tờ báo nhà nước Nhân Dân Nhật Báo đăng tin chính 'Đón tiếp nồng ấm tại London lạnh lẽo' cùng với một bức ảnh Thủ Tướng Gordon Brown chúc mừng ngọn đuốc." Lửa Biển Đông không thể đến được Tây Tạng để kiểm chứng độ chính xác của thông tin nhà nước Trung Quốc, nhưng đã có mặt ở London để chứng kiến cuộc biểu tình chống đuốc Olympic. Hàng ngàn người đã tụ tập chống rước đuốc, ủng hộ Tây Tạng theo dọc lộ trình rước đuốc dài 31 dặm Anh từ sân vận động Wembley cho tới tận Greenwich. Đã có 37 người bị bắt sau khi cố tình lao vào giật hoặc dập tắt đuốc bằng bình xịt cứu hỏa vì đã chống rước đuốc một cách bạo động. Vạn Lý Tường Lửa bao bọc Việt Nam Không bàn tới truyền thông tại Trung Quốc, chúng tôi chỉ muốn nói về Việt Nam. Cả thế giới đều viết về hai sự kiện biểu tình tại Tây Tạng và tại London , nhưng toàn bộ báo chí Việt Nam (cho tới thứ Ba, 8/4/2008) không hề bình luận gì. Chỉ có một số trích lại vài dòng tin của Tân Hoa Xã cáo buộc Đạt Lai Lạt Ma và hoàn toàn im lặng với các biểu tình chống đuốc. Sự thật là toàn bộ những sự kiện không có lợi cho Chính phủ Trung Quốc đều không được đăng trên báo Việt Nam. Cuối 2007 và đầu 2008, các cuộc biểu tình của sinh viên Việt Nam chống lại việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn biển Đông, Hoàng Sa-Trường Sa đã nổ ra tại Hà Nội và TPHCM. Sau đó Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã nhắc nhở Việt Nam phải xử lý việc này nếu không muốn quan hệ hai nước bị tổn hại. Các cuộc biểu tình này không được báo chí Việt Nam nhắc tới, mặc dù đã tạo nên cơn sốt trong giới trẻ. Người dân Việt Nam không biết gì về các sự kiện có thật đang diễn ra bất lợi cho Trung Quốc. Phải chăng toàn bộ Việt Nam đã được “The Great Firewall” (Vạn lý Tường Lửa) bao phủ một cách hoàn hảo? Chúng tôi thật sự hồ nghi và muốn đặt câu hỏi về sự độc lập của truyền thông Việt Nam với sự kiểm duyệt báo chí của Trung Quốc. Bài viết trong chuyên mục này phản ánh quan điểm của tác giả. Thư từ góp ý xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk hoặc sử dụng hộp tiện ích bên tay phải.
Mai Nam, VN Ring Ring Ring Tommy, Sài Gòn Dang Tuyen, Hà Nội Noi That, Canada Khang, Hà Nội Toby, tpHCM Thanh Thanh Phuocdn, Đà Nẵng Không nêu tên Linh, Moscow Quang Minh, Hà Nội CVM, Hà Nội XP Hãy chú trọng đến Hoàng Sa, Truờng Sa của mình thì thực tế hơn xen vào chuyện không phải của mình. " Các cuộc biểu tình của sinh viên, học sinh VN chống TQ đã không đuợc báo chí VN nhắc tới" Quý vị có chắc những gì mình nói không nhỉ? Nếu tôi chứng minh báo chí VN đã từng có nhắc tới thì quý vị tính sao nhỉ? Hãy uốn lưỡi 7 lần trước khi nói. Hai, tp HCM Còn việc chính quyền VN ngăn cản sinh viên biểu tình về vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa tôi thấy cũng không sai. Bởi ai biết trong đám sinh viên kích động đó lại cố ý đồ không trong sáng ví như làm nội gián cho TQ chẳng hạn. Vậy nên mọi việc cần bình tĩnh suy xet trên mọi khía cạnh đừng vội chụp mũ hãy đánh giá bề ngoài. Những nhà chính trị biết làm gì và không nên làm gì. Tất cả phải vì đại cục. Ko tên |
Diễn đàn BBC
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||