![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Vị đắng Đông Dương
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tiếp tục loạt bài về các sự kiện dẫn tới cuộc chiến tranh biên giới 2/1979, mời quý vị tìm hiểu một góc
nhìn về quan hệ Việt Nam - Campuchia.
Người yêu phim ảnh chắc đều đã từng xem và nhớ bộ phim 'Indochine' (Đông Dương) của đạo diễn người Pháp Regis Wagnier, thực hiện năm 1992. Mang tên Đông Dương, nhưng thực tế phim chỉ đề cập tới có một đất nước là Việt Nam thời thuộc Pháp. Trong con mắt của thực dân Pháp lúc bấy giờ, Việt Nam chính là Đông Dương.
Giới thư lại Việt Nam có mặt ở hầu khắp Lào và Campuchia, đóng vai trò chủ chốt trong việc điều hành một liên minh khá gượng ép với ba đất nước có ít nhất hai nền văn hóa xa lạ với nhau. Vị trí anh cả của Việt Nam, dù là do người Pháp áp đặt, đã để lại những dư vị không lấy gì làm ngọt ngào trong lịch sử. Mở rộng lãnh thổ Nếu nói về sự can thiệp của Việt Nam ở Campuchia để dẫn tới việc Trung Quốc trừng phạt Việt Nam với cuộc chiến tranh biên giới tháng Hai 1979, không thể không đề cập tới những mâu thuẫn mà các tình cảm mang tính sắc tộc và dân tộc chủ nghĩa mang lại. Nhà báo Nayan Chanda, tác giả cuốn sách 'Brother Enemy' nói về tình hình Đông Dương sau cuộc chiến Việt Nam, viết rằng gốc rễ của các mâu thuẫn sắc tộc giữa người Khmer và người Việt nằm trong quá trình gần một ngàn năm hai bên có quan hệ với nhau. Ba trăm năm cuối cùng trong đó là sự mở rộng về phía Nam của người Việt trong khi nước Campuchia ngày càng thu nhỏ. Trong chỉ có 100 năm, từ giữa thế kỷ 17 tới giữa thế kỷ 18, toàn bộ khu vực châu thổ sông Mekong, trong có làng chài Prey Nokor của người Miên, sau gọi là Sài Gòn, trở thành lãnh thổ của Việt Nam. Cho tới tận 1954, khi ba nước Đông Dương giành độc lập, Campuchia vẫn còn tiếp tục đòi đất Khmer Krom (khu vực đồng bằng Mekong trước thuộc Campuchia) và một số đảo, như đảo Phú Quốc (tiếng Khmer là Koh Tral) từ Việt Nam.
Hiện còn tranh cãi về danh từ ‘Yuon’ mà một số người Khmer dùng để chỉ người Việt. Có ý kiến cho rằng từ này có nghĩa là ‘mọi rợ, dã man’. Cũng có người nói rằng từ ‘Yuon’ là đọc trại từ chữ Yunnan (Vân Nam), ám chỉ người có gốc từ Vân Nam, Trung Quốc, tức người từ phía Bắc nói chung chứ không chỉ người Việt. Tuy nhiên dù nghĩa gì, thì trong đa số trường hợp, từ này được dùng với hàm ý không mấy thiện cảm. Quan hệ phức tạp Lẽ dĩ nhiên, không thể gắn hoàn toàn cuộc chiến biên giới Tây Nam và việc quân đội Việt Nam tiến vào Phnom Penh năm 1979, với các tình cảm sắc tộc và dân tộc chủ nghĩa. Thế nhưng, nằm sâu trong quan hệ vô cùng phức tạp giữa Việt Nam và Campuchia, là cái nhìn và thái độ cũng phức tạp không kém của người Campuchia và giới chính trị nước này đối với người Việt Nam. Lãnh đạo Phnom Penh nhiều thời kỳ, từ cựu quốc vương Sihanouk, tới chính quyền Khmer Đỏ dưới sự bảo trợ của Bắc Kinh, đều không ít lần chỉ trích cái mà họ gọi là ‘tham vọng bá quyền’ của Việt Nam. Người Việt sống tại Campuchia trải nghiệm tương đối rõ ràng sự thận trọng và cả định kiến trong cách cư xử của người bản địa. Ông Đỗ Văn Ôn, hiện sống tại tỉnh Kompong Chnang, nói gia đình ông 'dù ở Cambốt ba - bốn đời nay vẫn không có đất, vẫn không được vào quốc tịch'. Và không chỉ riêng ông, mà cả 500 hộ với trên dưới ba ngàn người gốc Việt ở làng chài huyện Sa Chnang, đều nằm trong tình trạng như vậy. Thái độ dè chừng của người Khmer bộc lộ ngay cả trong những giây phút hàm ơn sau khi chế độ Pol Pot bị quân Việt Nam lật đổ. Ông Đinh Văn Hùng*, một cựu chiến binh Việt Nam ở lại Campuchia từ những năm 1980, hồi tưởng: "Hồi tôi làm bộ đội, thấy rằng dân Campuchia họ rất mến bộ đội Việt Nam". "Nhưng trong cái mến đó, có cái sợ. Họ rất sợ Việt Nam." Vị đắng Mười năm quân tình nguyện Việt Nam tham chiến ở Campuchia đã để lại ít nhiều vị đắng trong quan hệ. Tinh thần bài Việt Nam âm ỉ trong một số bộ phận dân cư. Một thanh niên người Campuchia sống tại Phnom Penh nhận xét: "Tình cảm Việt Nam - Campuchia hồi thập kỷ 80 không được bằng bây giờ".
"Hồi năm 1979 khi Việt Nam vào Campuchia, nhiều người Campuchia không nghĩ đó là giải phóng mà là một điều gì khác." "Dần dần người ta cởi mở hơn, Việt Nam - Campuchia hợp tác kinh doanh, lấy vợ lấy chồng... nên cách suy nghĩ đó đã nhạt đi." Sách giáo khoa lịch sử trong trường học của Campuchia không đề cập tới ba thập niên gần đây, nên các thế hệ sau này chỉ nghe nói về thời kỳ Khmer Đỏ và sau đó qua lời người lớn, ông bà và cha mẹ. Con số chính thức người Việt tại Campuchia là khoảng nửa triệu, nhưng người ta tin rằng thực tế phải hơn thế nhiều lần. Có cộng đồng người Việt sống ở đó nhiều thế hệ, nhưng cũng có những người đi bộ đội sang ở lại và những người mới sang. Với dân số hiện tại khoảng 14 triệu, nhiều người Campuchia tỏ ra quan ngại về làn sóng người Việt sang làm ăn, định cư tại nước của họ. Vẫn thanh niên người Campuchia từ Phnom Penh cho hay: "Một số người cho rằng Việt Nam đang có cách xâm chiếm mới, là đưa dân sang (làm ăn, sinh sống). Đúng, có người nghĩ như vậy." Sừng sững ngay bên cạnh Cung điện Hoàng gia ở thủ đô Phnom Penh là tượng đài Hữu nghị Campuchia - Việt Nam với hình bộ đội Việt Nam cứu dân thường Campuchia khỏi bàn tay Khmer Đỏ. Tượng đài này đã hai lần bị xâm hại kể từ khi được dựng lên cuối thập niên 1970, lần mới nhất vào năm 2007. Cho dù về mặt chính thức, quan hệ Việt Nam – Campuchia đang ngày càng phát triển với tỷ trọng thương mại hai chiều năm 2008 lên tới 1,3 tỷ đôla; gây dựng niềm tin rõ ràng không thể nhanh chóng như dựng tượng đài. *Tên nhân vật đã được thay đổi. Đài BBC sẽ có các bài viết và chương trình radio về các sự kiện dẫn tới chiến tranh biên giới 1979. Mời quý vị tiếp tục đón theo dõi.
Lam An, du học sinh US Còn những người lãnh đạo cộng sản VN thì quá ảo tưởng, tham vọng không đúng chỗ dẫn tới một kết cục bi đát cho đất nước. Và nó cũng cho thấy một thời đại mà thế giới giả dối đến mức nào. Tội ác khủng khiếp được bảo vệ bởi những quốc gia nhân danh nhân quyền và dân quy! ền. Tất cả chỉ mục tiêu chống lại VN. Những giá trị nhân quyền và dân quyền là vĩnh cửu là tuyệt đối nhưng đã bị lạm dụng trong cuộc chiến này. VN đã làm một điều tốt, điều nhân đạo nhưng những hành động sau đó đã khiến quốc gia kiệt quệ, uy tín một tổn hại quá nhiều. Trong cuộc chiến này Trung Quốc là kẻ đáng sợ nhất, từ đầu đến cuối bàn tay nhuốm máu của Trung Quốc nhúng tay vào cuộc chiến vì những lợi ích của chúng và vì chúng muốn thỏa lòng tham, sự thù hận, cơn tức giận của chúng. Quang Tuấn, Cali Có những điều đau lòng cần nói ra. Lúc đó thế giới đối với VN ra sao? Trung Quốc và Mỹ cấu kết với nhau trên hội đồng bảo an lên án VN. Thái Lan một nước giáp Campuchia, chứa chấp Pon-pot ở biên giới, cho Pon-pot lập căn cứ để chiến tranh du kích chống VN. Còn Liên Xô tuy có hàng triệu quân biên giới với Trung Quốc, nhưng không có hành động gì tượng trưng để bảo vệ VN. Liên Xô và các nước Đông Âu chỉ phản ứng bằng lời. Lúc đó Liên Xô đang vướng vào một chuyện khác đó là cũng đưa quân vào Afghanistan. Lúc đó thế giới gần như mù trước tội ác của Pon-pot. Tôi cảm thấy nhục nhã thay cho thế giới này. Họ lên án hành động của VN coi đó là một hành động xâm lược. Họ giữ ghế cho Pon-pot. Sau này chiếc ghế tại LHQ của Campuchia được bỏ trống trong suốt một! thời gian dài. Stock exchange Một điều duy nhất mà em và tất cả loài người tiến bộ mong muốn đó là: "Trái đất này là của chúng ta, xin đừng để chiến tranh xảy ra, xin đừng tàn sát lẫn nhau, con người phải chung sống hoà bình" .Hãy dùng chất xám để phục vụ tốt cuộc sống của loài người và vạn vật xung quanh. Vài ý kiến đóng góp nhỏ nhoi. Xin cảm ơn diễn đàn. Kind cirizen Vấn đề biên giới lãnh thổ hiện nay của mỗi quốc gia đều có yếu tố lịch sử phức tạp để lại mà nhiều nước tỏ ra "khôn khéo" không muốn nhắc đến. VN ta cũng thế, chẳng lẽ mình đi "bêu" cho lớp trẻ biết rõ sự thật việc hình thành những phần đất Tây nguyên và miền Nam đến tận Cà Mau, đảo Phú Quốc? Thừa hưởng di sản đất đai quý báu của tổ tiên để lại, ta chỉ biết lo "giữ gìn, bảo vệ", thế thôi! Mỗi người đều có tổ quốc riêng của mình và tất cả đều có lý, và chẳng ai sai trong việc gìn giữ bảo vệ tổ quốc thiêng liêng của mình! Ngo, VN KHÔNG BIÊN GIỚI - theo tôi đó mới chính là mục tiêu mà chúng ta hướng đến. Châu Âu, Bắc Mỹ đã và đang tiến đến mục tiêu này (đồng tiền chung, miễn thị thực ...). Đã đến lúc khép lại quá khứ, ngờ vực. Chúng ta phải bắt kịp Châu Âu, Châu Mỹ để sẵn! sàng cho một ngày thống nhất THẾ GIỚI. Thử suy gẫm bài hát Imagine của John Lennon nhé. Chúc mừng năm mới! Tam Nguyên Sài Gòn Chúng tôi nhận thấy rằng chúng tôi là những người lính miềm Nam đã từng sống dưới chế độ VNCH được đưa sang Campuchia để (dọn dẹp) chúng tôi. Ngay trong đất nước VN mà chúng ta còn phân biệt cũ mới Nam Bắc cục bộ chứ nói chi đến dân tộc khác. Tôi nhận thấy bản thân cũng như thanh niên VN qua các trận bóng đá quốc tế họ thể hiện lòng yêu nước thấy rõ với những chiến thắng hay thất bại, dù họ có thất học tôi cũng nghe thấy họ phát biểu tấm lòng của họ với đất nước cho nên nhà nước VN khỏi phải rêu rao tư tưởng này tư tưởng kia thanh niên VN phải học tập. Tuấn Việt Nếu ai có hiểu biết về lịch sử Đông Dương đều biết rằng người Khơme đúng ra phải căm thù người Thái hơn ai hết - nếu nói về mức độ căm thù vì người Thái đã tiêu diệt Vương quốc Khơme, chiếm phần lớn lãnh thổ của nó-nuớc Thái ngày nay nằm trọn trong vương quốc Khơme xưa và đến thế kỷ 16 theo nhiều sử gia phương Tây, người Thái đã đánh cho người Khơme không còn 'được nói tới với tư cách là một dân tộc vùng Viễn Đông nữa'. Còn người Việt tiến về Nam là sự di cư là chính và đã tạo thành thế đối trọng với người Thái mà qua đó Vương quốc Khơme phục hồi và tồn tại. Sự kiện 1979 tại Campuchia, có thể nói là một hoạt động giúp đỡ của Việt Nam và phòng vệ chính đáng. Như Mỹ hiện nay, lợi dụng chống khủng bố để kéo quân sang Iraq và Afghanistan thì mới đáng trách. Là người Việt Nam, tôi không bao giờ chấp nhận những kẻ ngoại bang giết hại đồng bào và xâm lược một tấc đất nào cả. Chan dat, Hà Nội Hoà bình và chiến tranh là hai mặt đối lập nhau, nhưng lại có liên hệ với nhau. Chiến tranh là điểm tựa của hòa bình và hòa bình là chỗ ẩn náu của chiến tranh. Như vậy không chỉ có cam go trong chiến tranh mà trong hòa bình cũng có cam go. Để giữ vững hòa bình, mọi người đều phải có ý thức, làm tốt nhất phận sự của mình. Dee Melbourne Vì sao những nền văn hóa này không được giảng dạy và liệu chúng ta có bao giờ tự hỏi, Miền Nam Việt Nam từ đâu ra? Trong sách lịch sử chỉ dùng từ "mở cõi". Theo ý kiến của tôi đó chỉ là một mỹ từ để che dấu đi hành vi xâm lấn. Dù chúng ta có vui hay không thì một sự thật hiển nhiên, đồng bằng sông Cửu Long là thuộc về người Khmer trong quá khứ. Ikebana, Nhật Bản Josie Nguyen Nếu chúng ta có đối nghịch với TQ bao nhiêu thì chúng ta cũng nên tìm hiểu tại sao dân tộc Chàm (cũng chẳng còn lại bao nhiêu người) và một số không nhỏ dân CPC khó có thể đồng cảm với dân tộc VN. Nếu chúng ta không làm được như vậy thì dân tộc VN cũng chỉ là một dân tộc bình thường; khi bi kẻ mạnh hơn mình lấn át thì kêu ca, nhưng khi có cơ hội thì đi lấn át kẻ yếu hơn mình. Pham Duy Hien, Hà Nội Xuân Hà, Đà Nẵng Ngay trong một nước mà người vùng này còn không ưa người vùng khác kia mà. Tôi có dịp trò chuyện với những sinh viên Trung Quốc học ở Việt Nam, họ nói rất nhiều người Việt Nam không thích Trung Quốc và ở nước họ cũng rất nhiều người ghét Việt Nam. Tôi cũng đã từng chuyện trò với những sinh viên Cămpuchia, họ không thích người Việt tràn sang nước họ ngày càng nhiều, nhưng họ cũng ngán sự xâm hại biên giới của người Thái... Ai cũng muốn đất nước mình lớn mạnh và không phụ thuộc, nhưng cả thế giới này phụ thuộc nhau và chẳng ai chọn lại được láng giềng. Quang, Hà Nội CVM, Hà Nội Điều chúng ta đang cần là sự đoàn kết để xây dựng một quốc gia hùng mạnh. Nhưng sức mạnh thật sự ở bất cứ Quốc gia nào, là phải dựa vào sự tự do cá nhân và bình đẳng trước pháp luật của mỗi người dân, chứ không phải dựa vào tấm gương đạo đức của Bác Hồ vĩ đại và ý chí nhất thời và thất thường của ĐCS quang vinh, đã vì quyền lợi ích kỷ của một số người trong BCT, tiếp tục giơ nắm đấm lên với Dân và chơi trò "đu dây" giữa Mỹ và Tầu, thì chắc còn gặp nhiều "vị đắng". Mà người phải gánh chịu, là chính chúng ta, hơn 80 triệu Nhân dân VN. Tinh Pham, Bình Dương Đừng cố bám vào chủ nghĩa dân tộc duy ý chí thì ta mới có cách nhìn nhận và đánh giá thời cuộc một cách khách quan, công bằng và có lợi cho lợi ích dân tộc.Ai đó có thể không yêu và không tin ĐCS - điều đó là một nhẽ khác. Nhưng hãy đừng vì thế mà hằn học với dân tộc mình một cách vô lối như thế. chieusanga, VN Phải biết khôn ngoan và dung hòa các mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ phức tạp. Hiện nay, Mỹ và TQ là hai quốc gia mà quân đội Việt Nam (QĐVN) luôn luôn đề cao cảnh giác. Biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc luôn luôn nóng. Đặc biệt phía Bắc, bạn có biết bộ đội ta đã phải nhượng bộ như thế nào với TQ không. Trong giới hạn cho phép chúng ta phải biết nhân nhượng vì đại cuộc. Có một người sao khi đi thăm bộ đội trấn giữ tại cột mốc cao nhất của mình với TQ về nói gì không. "Ra tới đó nhìn thấy thực tế rồi là nói thật với các chỉ muốn cầm súng đi bắn nó thôi". Căm thù lên đến đỉnh điểm. Có lẽ những chuyện như thế rất ít có ai biết. Có những lớp sinh viên mà có nền tư tưởng chính trị như một mớ xà phòng cũng như thiếu thông tin lại coi TQ là người mình phải mang ơn, thù địch TQ là do mình chưa hết định kiến. Ôi, đau lòng cho một bộ phận giới trẻ.Tư tưởng ngoại giao của TQ là tư tưởng "vết dầu loang". Nhiều thế hệ VN biết, những người giữ vận mệnh non sông biết. Tôi cũng rất mong những người Việt sinh sống ở nước ngoài cũng sẽ biết. Cho dù tư tưởng, cách thức khác nhau nhưng đều có chung mục đích là nước VN độc lập, giàu mạnh, không bị hiếp đáp, không bị xâm lược. Congtop VN HCM Chúng tôi phải cứu đói, chữa bệnh cho dân, phải đưa dân về các phum, xây dựng lại nền sản xuất nông nghiệp. Năm đó mất mùa (vì đã quá thời vụ) chính chúng tôi phải đưa gạo, vải vóc nhu yếu phẩm cứu dân (trong lúc VN còn rất nghèo, bộ đội cũng cực khổ). Chúng tôi phải chống sự xâm nhập, phá hoại của tàn quân của Polpot do TQ, Mỹ viện trợ, từ Thái Lan xâm nhập vào. Ngày rút quân biết bao nước mắt của các bà mẹ, các chị, và các cháu CPC chia tay những người lính tình nguyện. Nevermind, Hanoi Còn đối với tôi, là một người Việt Nam. Việc VN lật đổ Khơ me Đỏ, lực lượng đang tiến hành phá phách vùng biên giới Tây Nam VN, và thậm chí đang tiêu diệt chính dân tộc họ, dưới sự bảo trợ của Trung Quốc, là điều hoàn toàn đúng đắn. Cho dù danh nghĩa tình nguyện làm nghĩa vụ quốc tế có được tất cả hay chỉ một nửa ủng hộ, hay thậm chí chỉ một mình Hunsen là người đã thỉnh cầu điều đó từ quân đội VN ủng hộ, thì việc đem lại bình yên cho vùng châu thổ sông Mê Kông mới có được là điều mà nếu ai đó dùng từ "xâm lược" cho sự kiện lật đổ Polpot chắc chắn không thể hiểu được. Anh Trung, Hà Nội Trên diễn đàn BBC lần này (xung quanh bài viết của chị Hồng Nga), tôi thấy nó phản ánh khá chính xác suy nghĩ của người trong nước. Theo tôi, chúng ta phải đấu tranh với những cái xấu xung quanh và trong bản thân mỗi chúng ta, ở đây tôi muốn nói đến tư tưởng sô vanh đối với hai người anh em Lào và Cam Pu Chia. Chúng ta cũng phải đoàn kết để giữ gìn độc lập dân tộc. Cũng mong các bạn hãy khách quan. Người Trung Quốc cũng có kẻ xấu, người tốt. Nói gì thì nói, VN chúng ta chịu ảnh hưởng rất lớn của nền văn minh vĩ đại ấy. Với người bạn lớn này, cần phải cương quyết và khôn khéo. Tôi nghĩ, trong quan hệ với họ, cần phải chú ý đến khía cạnh, đó là một dân tộc lớn, có nền văn minh lâu đời và rực rỡ. Vì thế cho nên, bây giờ cần phải để cho họ thể hiện trách nhiệm của một nuớc lớn và cách ứng xử của một dân tộc vĩ đại. Tôi đồng ý với quan điểm đừng để chủ nghĩa dân tộc quá khích bùng phát. Vo Danh Thi 2. Tôi cũng đồng ý với Minh Xuân và cho rằng sau khi chiếm miền Nam vào năm 1975, thì hành động đúng đắn duy nhất của ĐCSVN cho đến nay là đi trước đón đầu một cuộc chiến, và di chuyển chiến trường sang nơi khác, thay vì để nó xảy ra ở VN. Oldman Những tính từ bác dùng như khôn ngoan, hiếu hòa, không khoan nhượng e quá đáng chăng? NN đối xử như thế nào đối với người nông dân biểu tình đòi lại ruộng đất sinh sống, với phóng viên viết báo chống tham nhũng, với các bloggers xuống đường chống TQ xâm lược? Vậy là khôn ngoan? TQ chiếm đất biên giới, lấy gần hết các đảo HS và TS mà NN chỉ phản ứng "chẳng làm ai sợ" là hiếu hòa? Thẳng tay với các phong trào trí thức đòi nới rộng tự do dân chủ trong nước là không khoan nhượng với "kẻ thù"...? Nói thực, hòa bình trong nước thì người dân được hưởng đấy (lời khen chân thật!), nhưng cuộc sống bất công nghèo khổ, đất nước nghèo nàn, lạc hậu vẫn là sự thật không chối cãi. Hãy có cái nhìn lạc quan "có gạn lọc và thận trọng hơn" bác Phan Dự ạ! Kind citizen Lẽ dĩ nhiên, là người VN, ai cũng phải bênh vực cho tổ quốc mình- cho dù đất nước VN hiện nay do ai cầm quyền chăng nữa. Nói chỉ để nói thế thôi, chớ mỗi người đều có tổ quốc riêng của mình và người dân nước nào ai cũng có lý lẽ riêng của họ. Có điều tôi muốn khuyên bạn không nên có thái độ "hằn học" những người thuộc chế độ VNCH miền Nam trước đây nếu bạn thật sự muốn có hòa giải dân tộc giữa người VN anh em với nhau. Bạn nên hiểu sâu xa thêm, tìm hiểu lý do sâu xa của những cuộc chiến không là điều đơn giản! Sakura, Nhật Bản Phan Dự, Sài Gòn Sau năm 1975 cho đến ngày hôm nay, các nhà lãnh đạo của đất nước VN đã lãnh đạo đất nước nầy rất khôn ngoan, rất hiếu hòa, nhưng đối với kẻ thù thì không khoan nhượng, họ đã giữ gìn đất nước nầy được hòa bình trên 30 năm nay. Cuộc đời tôi mới thật sự hưởng được cảnh thanh bình trong giai đoạn nầy kể từ khi lọt lòng mẹ đến nay. Tôi biết đất nước VN có rất nhiều người bạn và cũng có không ít kẻ thù. Tôi muốn hỏi là quí vị ngoài việc viết những bài “châm chích VN” ra quí vị đã làm gì cụ thể góp phần vào việc cho tôi được sống trong hòa bình trên 30 năm nay ? Josie Nguyen Ai xâm lăng mình thì mình phải chống lại để tự tồn, nhưng thiết nghĩ ta cũng nên thành thật mà công nhận là mình chỉ tiếc mình không ở thế có thể đi xâm lăng nước khác chứ thật sự trên thế giới này có dân tộc nào, đất nước nào là vô tội về xâm lăng đâu. Theo tôi thì nên xem Chủ nghĩa dân tộc (nationalism is a disease) như là một căn bệnh nguy hiểm phải luôn đề phòng. Phạm Công, Sài Gòn Cũng như lãnh thổ của VN thuộc phương Bắc từ nhiều trăm năm qua đến nay làm sao ta có thể đòi lại được? Với vấn đề cuộc chiến chống Pônpốt là vấn đề của lịch sử hiện đại, chúng ta có lấy phần đất nào của CPC qua cuộc chiến ấy đâu? Xương máu của thanh niên VN đã đổ xuống để giải thoát người dân CPC thoát khỏi nạn diệt chủng, dù nói gì đi nữa, đó là sự cứu sinh đồng loại, nên cũng đừng ai áp đặt ý kiến chính trị lên trên tính nhân nghĩa của người lính VN. Minh Xuân Tôi nghĩ rằng không phải cái gì đảng CS việt nam cũng sai. Một trong những thành tựu quan trọng nhất là làm cho người dân được hưởng hòa bình, không còn phải chứng kiến cảnh hàng đoàn thanh niên ưu tú lũ lượt lao vào nơi bom đạn, để lại những người thân ngày đêm nơm nớp lo sợ điều xấu nhất sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Jackie Nam Hoang, Saigon Pol Pot thực chất là Tàu gửi sang, chúng muốn giết người Khmer hết rồi âm thầm đưa 200 ngàn quân để đánh bộc hậu vào nước ta, để ta rơi vào thế gọng kìm không đánh trả được. Còn việc "trừng phạt" mà Tàu nói đến thật chất là ngụy biện, từ thưở ngàn xưa đến nay chúng đã âm mưu thôn tính nước ta mà. Chị đả kích chủ nghĩa xâm lược, vậy chị nghĩ gì về lịch sử cha ông ta thiên lý miền Nam để đến giờ cho chị hạnh phúc thêm cơm no rồi lên giọng điệu VNCH thối nát ấy.Chị sẽ đứng về bên nào trong cuộc chiến Việt-Cam? Đó là quyền lợi dân tộc, đó là sống còn của quốc gia. Nếu là em, thì em chỉ biết phục vụ cho dân tộc đã cho dòng máu chảy trong người thôi. Em chỉ là con nít, nhưng em biết được là do chú bác em từng tham chiến bên đó, gia đình em mất chú út, bà nội em lúc đó đau khổ, đến bệnh. Đặt trường hợp là em, dù là Việt nam xâm lược Khmer và em là người Việt. Giang, Châu Đốc Xâm lăng gì khi hai nhà nước đã cố gắng phân định biên giới hai nước, rất nhiều nước trên thế giới đã " mở rộng lãnh thổ " mới được như ngày nay, đừng vì một mục đích gì đó mà kích động hận thù giữa hai dân tộc đang có những quan hệ tốt đẹp. Tôi tin những người Việt sinh sống ở Campuchia và người Phnom Penh khi đọc bài viết này sẽ rất ngạc nhiên, bởi như người Hoa có mặt khắp thế giới nhưng có ai nói Trung Quốc mở rộng lãnh thổ khắp thế giới đâu? Thanh Long Ẩn danh PPT, VN Vấn đề 1979 đơn giản là một đối sách chống lại sự bành trướng Bắc Kinh vốn trước đó đã đưa vào KPC chủ nghĩa Cộng Sản Maoist với bản chất giết người hàng loạt, nhiều lãnh đạo đất nước chùa tháp hiện nay biết rõ điều đó. Việt Nam đã phải tự cứu lấy mình, và cứu lấy một dân tộc suýt bị diệt vong bởi chủ nghĩa cộng sản. Đó là một nhiệm vụ quốc tế, cho dù không làm vừa lòng mọi người. Việt Nam ngày nay cũng đang phải tự cứu lấy mình thoát li khỏi chủ nghĩa đó để tránh một sự diệt vong khác tinh tế hơn, một sự sáp nhập vào Trung Quốc thông qua các "Lê Chiêu Thống" thời đại nhằm cứu vãn một đảng CSVN vốn đầy tham nhũng đánh mất chỗ tựa ở giữa lòng dân. Và trên hết, chính quyền cộng sản VN phải tôn trọng mọi sự chọn lựa của người dân nơi mỗi quốc gia, kể cả việc lựa chọn thể chế của chính Việt Nam. Chỉ có các thể chế "phi cộng sản" nơi mỗi nước mới tránh được tư tưởng bành trướng vốn được nuôi dưỡng bởi tinh thần quốc tế cộng sản. Cuc gach, VN Sakura thân mến, bốn năm cầm quyền của Khmer đỏ không phải là ngắn. Bọn diệt chủng đã có quá nhiều thời gian để tàn sát 1,7 triệu người (xấp xỉ 8 lần số người chết do bom hạt nhân ở cả Hiroshima và Nagasaki cộng lại). Những nước tự cho mình là văn mình, nhân danh lực lượng hòa bình quốc tế đã ở đâu trong 4 năm đó nhỉ? Bạn đã nghe Hun Sen phát biểu việc này chưa? Cái cách bạn gọi "xứ sở bầu rợ" là miệt thị và đáng xấu hổ. Giấu tên Nhỏ yếu nên đành phải chọn cách đi nào có lợi nhất cho dân tộc VN trong hiện tại và tương lai cho dù có phải trả giá đắt. Có tiền cũng không thể mua được độc lập và bình yên đâu Ẩn danh Cuong, Binh Dinh Sakura, Nhật Bản Nhiều vị cao niên 80, 90 tuổi ở Nhật, hầu như không biết tới cái tên nước Việt nam, hay Lào, Campuchia - mà họ chỉ có khái niệm về INDOCHINA (インドチナ半島)- tạm gọi là Bán đảo Đông Dương. Tôi cho rằng, rồi thì lịch sử chân thật cũng sẽ được khẳng định. Vốn cũng tham tàn, lại đơn giản, cho rằng giúp dân Khmer khỏi họa Pol Pot là có thể thôn tính được họ ngay, nên chính quyền Việt "tham thì thâm", cho dù máu người Việt đổ như suối ở Xứ sở Bầu rợ kia ( người Nhật giải nghĩa tên Campuchia, có nghĩa là... quả Bí đỏ!) thì dư luận QT vẫn không công nhận nổi cái nghĩa cử cao đẹp của VN suốt 10 năm! Và chính những người dân Campuchia cũng thế, họ "sợ hãi, nghi kị " nhiều hơn là hàm ơn! Tôi không tin rằng, không "đánh vào CPC" thì VN sẽ nguy khốn. Hãy giữ chặt BG Tây nam, kêu gọi sự đồng thuận, giúp đỡ của QT, và khôn ngoan 1 chút với TQ, thì VN đã tránh được biết bao hiểm họa và bất hạnh! |
CÁC BÀI LIÊN QUAN
![]() 11 Tháng 2, 2009 | Chuyên đề
![]() 10 Tháng 2, 2009 | Việt Nam
![]() 06 Tháng 2, 2009 | Chuyên đề
![]() 05 Tháng 2, 2009 | Chuyên đề
![]() 31 Tháng 1, 2009 | Việt Nam
![]() 30 Tháng 1, 2009 | Diễn đàn
![]() 07 Tháng 1, 2009 | Chuyên đề
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||