Bà Hoa Nguyễn, đại diện pháp lý của Phạm Đoan Trang tại Úc nói với BBC News Tiếng Việt sau hai ngày xử các nhà hoạt động:
"Xu hướng độc tài bạo chúa ở Việt Nam gia tăng và phong trào dân chủ Việt Nam bị đàn áp về 0. Về mức án cho những người đấu tranh tự do ngôn luận, nhân quyền và dân chủ, thì từ 2018 đến nay, đều rất nặng. Và không có dấu hiệu bị ngăn chặn hay can thiệp được do nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bất chấp luật pháp và cam kết quốc tế."
Theo bà, trước phiên toà của Phạm Đoan Trang, Liên Hiệp Quốc và hàng chục tổ chức quốc tế đã kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho Phạm Đoan Trang.
"Nhưng nhà cầm quyền cộng sản Việt nam vẫn thực hiện một phiên toà đầy lỗi pháp lý và kết án chị 9 năm tù giam."
Bà Hoa Nguyễn cũng dẫn chứng Thủ tướng Phạm Minh Chính sau các phiên tòa phát biểu rằng: "Tinh thần là chúng ta không “chọn bên” mà chọn lẽ phải lớn của thời đại là hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển" .
Tuy nhiên, bà chỉ ra rằng hàng trăm an ninh mật vụ bao vây bắt bớ người thân của Trịnh Bá Phương và chị Nguyễn Thị Tâm để không ai đến dự được phiên toà.
Về tác động quốc tế, bà Hoa cho rằng việc này càng ngày càng khó khăn.
"Hôm 1/12 tôi có tham dự Chương trình làm việc lâm thời cho Tham vấn khu vực Châu Á Thái Bình Dương trực tuyến về Cơ chế quốc gia để thực hiện , báo cáo và theo dõi về Nhân quyền do Liên Hiệp Quốc tổ chức."
Phạm Đoan TrangCopyright: Phạm Đoan Trang
"Tôi nhận thấy mức độ tác động của quốc tế lên độc tài bạo chúa ở các quốc gia như Việt Na , Trung Quốc là không đáng kể. Kể cả việc Mỹ và các đồng minh phương tây tẩy chay Olympic Bắc Kinh 2022 cũng thể hiện một sự lúng túng mơ hồ trong việc tìm kiếm chế tài quốc tế để trừng phạt nhóm độc tài vi phạm nhân quyền. Đây sẽ là thách thức và là vấn đề nan giải hiện tại mà chúng ta phải cùng nhau tìm hướng giải quyết."
"Là một người quan sát, tôi nhận thấy các chế tài quốc tế hiện tại chỉ ở mức khuyến nghị và ít có tác động. Tuy nhiên, một quốc gia vi phạm nhân quyền cao như Việt Nam, phải phụ thuộc vào giao bang kinh tế thì chỉ cần không mời lãnh đạo độc tài tham gia bất cứ chương trình hợp tác trong khuôn khổ quốc tế hay khu vực nào là họ bị áp lực ngay."
"Mỹ vừa rồi không mời Việt Nam tham gia Hội nghị Thượng đỉnh dân chủ, mặc dù truyền thông trong nước nói đây không phải chuyện to tát để Việt Nam phải quá quan tâm, nhưng sự thực thì không phải thế nhất là trong bối cảnh Hoa Kỳ là nước tài trợ vaccine cho Việt Nam nhiều nhất và Việt Nam đang mong muốn đối ngoại để phát triển kinh tế. Nguyên tắc "không chơi với độc tài" nên áp dụng rộng rãi và phổ biến hơn bao giờ hết" bà Hoa dẫn chứng.
Hai ngày xử 'có liên quan' và vì sao tăng án?
Bài của Đ.G., Công an Nhân dân 15/12
Viết về bị cáo Trịnh Bá Phương, trang báo của ngành công an, Đ.G. trích phán quyết của toà, với đoạn nói về bà Đoan Trang:
"Trịnh Bá Phương còn có hành vi tàng trữ một tài liệu dạng sách gồm 278 trang, trong đó trang bìa có in các dòng chữ “Phạm Đoan Trang”, “Cẩm nang nuôi tù”, “Luật Khoa tạp chí”. Qua giám định đã kết luận tài liệu này có nội dung tuyên truyền thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân."
"Các bị cáo nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội nên cần thiết phải áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội 2 lần trở lên” để xử phạt các bị cáo hình phạt tù nghiêm khắc, nhằm cải tạo, giáo dục các bị cáo và có tác dụng đấu tranh, phòng ngừa tội phạm..."
Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc nói về 'nhà nước pháp quyền'
Hội nghị tại HN 11/12/2021
"Thứ nhất, Nhà nước phải đặt mình dưới pháp luật, chịu sự ràng buộc của pháp luật. Thứ hai là tư tưởng về chủ quyền nhân dân với tính cách là nguồn gốc tính chính đáng, tính hợp pháp của Nhà nước. Thứ ba là đề cao những giá trị công bằng, công lý, quyền con người."
'Đoan Trang nói những điều chính quyền đã thừa nhận'
Trần Văn Chánh viết trên trang Viet-Studies
"Những điều Phạm Đoan Trang tố cáo chính quyền về những sai lầm khuyết điểm, suy cho cùng cũng chính là những điều mà chính quyền và Quốc hội VN đã từng thừa nhận trong rất nhiều bản báo cáo, hội thảo, nghị quyết, và luôn hứa sẽ sửa chữa. Hai bên chỉ khác nhau về câu chữ, phong cách diễn đạt: của Phạm Đoan Trang thì nói thẳng thắn, sinh động hấp dẫn, giống tiếng nói người dân; của chính quyền thì nói vòng vèo, giáo điều, sử dụng nhiều uyển ngữ theo lối tuyên truyền đã thành cố tật.
Như vậy, nếu nhà cầm quyền thật sự của dân do dân vì dân thì phải biết tôn trọng lắng nghe những “tiếng nói khác”, thay vì đàn áp, để bổ sung cho nhận thức của mình về các hiện tình chính trị, chứ sao lại đi bắt bớ cầm tù người ta?"
BBC readersCopyright: BBC readers
Nhà báo tự do Phạm Đoan TrangImage caption: Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang
'Các phiên xử gây hoang mang dư luận'
LS Lê Quốc Quân từ Hà Nội viết về các vụ xử 14-15/12
"Khi lượng hình theo điều 117, các thẩm phán thường dựa vào hậu quả của hành
vi là “gây hoang mang dư luận”. Trên thực tế những bản án nặng nề và bất công
dành cho các nhà bất đồng chính kiến mới là những thứ thực sự “nguy hiểm và
“gây hoang mang dư luận” nhất.
Chắc chắn nó tích tụ và đến lúc nó “xâm phạm” đến
sự vững mạnh của chính quyền vì khát vọng tự do là không thể bị dập tắt bằng chuyên chế.
Vì vậy, thay vì những bản án nặng nề, hãy trả tự do cho tất cả những người
bất đồng chính kiến. Đó chính là cách thực hành dân chủ và nhân quyền cụ thể và
rõ ràng nhất, nó cũng góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam dân chủ, tự do và
khai phóng."
TS Nguyễn Quang A: 'Ai thông qua luật 117 là tội đồ lớn'
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, từ Hà Nội, sau khi phiên tòa ngày
15/12 kết thúc, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đưa ra nhận xét:
“Thực sự những người như người Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá
Phương và Nguyễn Thị Tâm là vô tội và những người đã bỏ phiếu thông qua điều luật
117 và 88 mới có tội vì họ vi hiến. Đây là sự đảo lộn, tức tội nhân thì đi phán
quyết những người vô tội.”
“Thông điệp của chính
quyền muốn đưa ra rằng họ muốn bắt ai thì bắt và người dân phải ngoan ngoãn. Họ
đẩy những vụ xử này vào cuối năm cũng là có sự tính toán kỹ lắm vì giới ngoại
giao thường nghỉ lễ, không nhiều nhân viên theo dõi nên áp lực quốc tế lên
chính quyền thời điểm này là ít nhất.”
Theo Tiến sĩ Quang A, những vụ xử với các bản án nặng nề như thế
này có thể đem đến hai tác động:
“Một là nhiều người sợ và im tiếng. Hai là các bản án sẽ gây
sự phẫn uất trong dân chúng – đây mới là điểm quan trọng. Có thể bây giờ người
ta chưa lên tiếng nhưng trong thâm tâm của họ nghĩ rằng một chế độ bất công như
vậy, những người thực sự lên tiếng đáng ra được tuyên dương thì bị tuyên những
bản án vô cùng nặng nề. Riêng việc bắt và tuyên án những người này đã là sự vi
phạm trắng trợn của nhà cầm quyền đối với luật quốc tế, tức là Công ước về các
quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã kí từ 39 năm trước."
"Đây là luật chứ
không phải tuyên ngôn nên nhà cầm quyền phải tạo điều kiện cho người dân thực
hiện quyền của mình chứ không phải bắt bớ, cấm đoán. Những quyền như 117 là vi
hiến và những đại biểu quốc hội mà bấm nút thông qua luật này là tội đồ lớn.”
Nguyễn Quang ACopyright: Nguyễn Quang A
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng phiên tòa là sự đảo lộn, tức tội nhân thì đi phán quyết những người vô tội.”tức tội nhân thì đi phán quyết những người vô tộiImage caption: Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng phiên tòa là sự đảo lộn, tức tội nhân thì đi phán quyết những người vô tội.”tức tội nhân thì đi phán quyết những người vô tội
“Khi người dân nhận ra đâu là phải-trái đúng sai thì tới lúc nào đó sự âm ỉ này sẽ bùng ra, làm xói mòn niềm tin vào chính quyền và đây là điều thực sự có hại cho chính quyền.”
“Chính quyền tuyên án như vậy với sự mong muốn mọi người im tiếng nhưng trong lòng của họ có khi vẫn sôi sục về sự bất công. Và khi họ nung nấu những ý nghĩ đó thì sẽ có hại cho nhà cầm quyền.”
Còn về áp lực quốc tế, ông Quang A nói:
“Theo tôi, những tuyên bố của Mỹ hay Canada có tác động nhưng chỉ có giá trị về tinh thần. Tác động thực tế của những tuyên bố này yếu, có khi chưa có. Thực sự những tuyên bố phải gắn với sự trừng phạt nào đó nhưng mỗi nước đều có chương trình nghị sự của họ và nhân quyền ở Việt Nam có khi chỉ nằm ở mục thứ 7 thứ 8 trong sự ưu tiên.”
Đánh giá về tinh thần của các nhà hoạt động, ông Quang A nêu quan điểm có những người thà chết trong tù chứ không chịu biến mình thành mặt hàng trao đổi.
“Đoan Trang đã có nói điều này và cô ấy có nhắn các luật sư lại lần nữa. Nhiều khi chính quyền rất muốn sau 1-2 năm mà đuổi được những người như Đoan Trang ra nước ngoài thì tốt."
"Còn về lý do nhân đạo, nếu các nước và bản thân người bị cầm tù đồng ý thì tôi ủng hộ những giải pháp nhân đạo như vậy. Nhưng tôi phản đối việc biến người vô tội thành tù nhân rồi dùng những người này để trao đổi với nước ngoài.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh: 'Trịnh Bá Phương rất điềm tĩnh và ung dung tại tòa'
Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng bản án của ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm đều nặng. Ông nói:
"Đề nghị đã nặng, tuyên còn nặng hơn. Đối với bà Tâm, mức án 6 năm đối với hành vi nói không chuẩn thì cũng hết sức là nặng nề. Vì thế giới, các quốc gia, việc lên án một chính sách hay xúc phạm lãnh đạo chỉ là lỗi dân sự chứ không phải hình sự.
Thông điệp của chính quyền rất rõ ràng và dễ hiểu: Không chấp nhận những lời nói làm tổn hại đến hình ảnh của chính quyền."
Đồng thời, ông Mạnh cũng cho rằng, dưới góc độ luật sư, điều 117 không nên có trong Bộ Luật hình sự: "Vì vậy những người bị kết án với tội danh này tôi cho rằng nó thể hiện thái độ quá khắt khe của chính quyền đối với những người nói lên những điều nghịch nhĩ với chính quyền."
Luật sư cũng khẳng định hai thân chủ là ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm đều mong muốn kháng cáo ngay sau khi nhận được bản án của tòa.
Trịnh Bá PhươngCopyright: Trịnh Bá Phương
Ông Trịnh Bá Phương gặp gỡ các viên chức tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội hôm 06/02/2020 liên quan vụ tập kích Đồng Tâm một tháng trước đó.Image caption: Ông Trịnh Bá Phương gặp gỡ các viên chức tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội hôm 06/02/2020 liên quan vụ tập kích Đồng Tâm một tháng trước đó.
Bên cạnh đó, luật sư Mạnh cũng chia sẻ ông ấn tượng với tinh thần của ông Trịnh Bá Phương vì ông Phương có bài bào chữa riêng và tự phát biểu trước cả phần của các luật sư.
"Trước tiên Trịnh Bá Phương khẳng định mình vô tôi và ông ấy cho rằng chính quyền kết án ông là không chính đáng. Ông Phương cho rằng nguồn gốc của mọi sự là ở đảng Cộng sản."
"Trong phiên tòa, ông Phương rất điềm tĩnh và ung dung. Hầu như những gì ông ấy muốn nói, ông đã trình bày hết," LS cho hay.
Về phiên tòa, theo quan sát của luật sư Mạnh, như những phiên tòa có yếu tố chính trị khác, an ninh rất gắt gao: "Các luật sư phải trải qua nhiều lớp an ninh mới vào được. Sáng nay vào đầu giờ, rất nhiều bà con Dương Nội và người thân của hai bị cáo yêu cầu vào tham dự. Nhưng theo tôi biết, sau đó tất cả họ đều bị đưa về UBND phường và bị tạm giữ tại đó."
Lời nói sau cùng của Trịnh Bá Phương tại tòa
"Tôi đấu tranh với mong muốn đất nước tôi không còn tình trạng hàng trăm người bị đánh chết trong đồn công an.Tôi đấu tranh với mong muốn không còn tình trạng người Việt phải rời bỏ quê hương đi làm thuê ở xứ người qua những tổ chức buôn người với vỏ bọc xuất khẩu lao động.
Tôi đấu tranh với mong muốn không còn tình trạng ruộng đất với bờ xôi ruộng mật là sinh kế của người nông dân bị Đảng Cộng Sản cướp đoạt.Tôi đấu tranh với mong muốn không còn tình trạng Đảng cử, dân bầu và người dân phải được bầu cử tự do và tôi dấu tranh để người dân chúng tôi không còn bị cai trị bởi Đảng Cộng Sản Việt Nam, một tổ chức hèn với giặc, ác với dân.
Tôi đấu tranh với mong muốn không còn tình trạng áp bức bóc lột và tôi chống Đảng Cộng Sản Việt Nam là việc làm chính nghĩa.Tôi không có tội với dân với nước. Chính Đảng Cộng Sản Việt Nam mới là tổ chức phản bội, bán nước, hại dân.Nhân dân và lịch sử sẽ phán xét tội ác của Đảng Cộng Sản đã gây ra với dân tộc Việt Nam."
(Theo tường thuật của Đỗ Thị Thu - vợ Trịnh Bá Phương)
Trinh Ba PhuongCopyright: Trinh Ba Phuong
Gia đình Trịnh Bá Phương 'sẽ kháng cáo'
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt ngay sau khi tòa tuyên án 10 năm tù, 5 năm quản chế đối với Trịnh Bá Phương, Trịnh Thị Thảo, em gái Phương, nói:
"Gia đình tôi sẽ kháng cáo.
Chúng tôi rất bức xúc, phẫn uất, trước bản án này. Anh Phương không có tội.
Anh Phương có ngồi tù 1 ngày cũng là bất công. An thế nào cũng
là án oan sai.
Gia đình tôi không nản chí. Chúng tôi sẽ uôn mạnh mẽ kiên cường đấu
tranh cho những người trong tù, làm những việc giống anh phương làm, sẽ là hậu
phương vững chắc cho anh. Chúng tôi không bao giờ sợ hãi."
Thảo cũng cho hay vợ Phương là Đỗ Thị Thu cùng một số người thân của bà Nguyễn Thị Tâm đã được thả sau khi bị đưa vào công an phường Dương Nội sáng 15/12.
OTHERCopyright: OTHER
Luật sư Nguyễn Văn Miếng: 'Có thể nói đây là vụ án hậu Đồng Tâm'
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt sau phiên tòa, luật sư Nguyễn Văn Miếng - một trong các luật sư bào chữa cho Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm - cho hay:
"Chắc VKS và tòa muốn xử nhanh nên xử từ sáng đến 11:15 là xong
Trong phiên tòa hôm nay, VKS đề nghị Phương 8-9 năm tù, và bà Tâm 6-7 năm tù. Tuy nhiên tòa lại tuyên cao hơn mức VKS đề nghị: Phương 10 năm tù, 5 năm quản chế.
Cả Phương và Tâm đều là nông dân, dân oan Dương Nội, nguyên nhân đều xuất phát từ đất đai nên án 10 năm cho Phương là quá nặng.
Với bà Tâm, bà từng có tiền án rồi, xét về mặt luật pháp, 6 năm là phù hợp. Nhưng xét về tình cảm của những người nông dân mất đất thì bỏ tù 1 ngày cũng là quá nặng, vì họ tranh đấu hợp pháp.
Trong cáo trạng có ghi cả hai người liên quan vụ Đồng Tâm. Về mặt từ ngữ, có thể nói đây là vụ án hậu Đồng Tâm.
Vì 9/1/2020 (thời điểm xảy ra vụ việc Đồng Tâm), Phương đăng 2 clip về Đồng Tâm, và Tâm chia sẻ trên Facebook. Do đó mới có vụ án ngày hôm nay.
Tòa xử họ tội tuyên truyền chống nhà nước, đưa clip lên như vậy thì thế giới nhìn Việt Nam không đẹp, gây hoang mang dư luận. Do đó, tòa mới xử nặng
Khi ra tòa ngày hôm nay, cả Phương và Tâm ddefu có độ chừng mực, Phương ra tòa có khả năng hùng biện tốt. Tâm cũng vậy, nhưng bình dân hơn.
Cả Phương và Tâm đều có vẻ gầy hơn. Phương trông có phần xanh xao.
Với các vụ án chính trị như thế này, dân quan tâm là tốt.
Đánh giá về vụ
án này, tôi thấy bản án như vậy mà bị cáo cúi đầu nhận tội như tòa nói thì sẽ được
giảm án đôi chút. Nhưng giốngnhư Đoan Trang hôm qua, cả Phương và Tâm đều không cúi đầu nhận tội. Ở họ, có sự kiên cường, khí phích trong phiên tòa. Và tòa không chấp nhận thái độ đó."
Nguyen Van MiengCopyright: Nguyen Van Mieng
LS Nguyen Van MiengImage caption: LS Nguyen Van Mieng
16 năm tù, 8 năm quản chế cho Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm
Theo thông tin từ luật sư Đặng Đình Mạnh, Tòa án NDTP Hà Nội tuyên 10 năm tù, 5 năm quản chế đối với nhà hoạt động Trịnh Bá Phương; 6 năm tù, 3 năm quản chế cho nhà hoạt động Nguyễn Thị Tâm.
OTHERCopyright: OTHER
Cảnh sát canh gác chặt trước cổng tòa án xét xử Trịnh Bá Phương
Phiên tòa sơ thẩm xét xử Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm được thông báo là diễn ra công khai, nhưng người nhà của hai nhà hoạt động không được tham dự.
Vợ Trịnh Bá Phương cùng người nhà bà Tâm bị đưa vào công an phường Dương Nội, trong khi ông Trịnh Bá Khiêm - bố Trịnh Bá Phương - bị công an đưa lên xe chở về quê ở Hòa Bình.
Nguyen BinhCopyright: Nguyen Binh
Nguyen BinhCopyright: Nguyen Binh
Nguyen BinhCopyright: Nguyen Binh
Hiệp hội Nhà xuất bản Quốc tế: "Chúng tôi kính phục Phạm Đoan Trang"
Tổng thư ký Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế (IPA) José Borghino nói với BBC News Tiếng Việt ngay sau khi Phạm Đoan Trang bị tuyên 9 năm tù.
"Nếu chúng ta không phản đối phiên tòa này thì hãy hạ tay xuống đi và đừng đấu tranh cho tự do ngôn luận nữa," ông José Borghino, Tổng thư ký IPA đã bình luận với BBC News Tiếng Việt về việc bà Phạm Đoan Trang, người từng được trao Giải thưởng Voltaire lại bị kết án 9 năm tù về những gì bà viết và xuất bản.
Ông José Borghino nói: "Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế tin vào tự do xuất bản, tin rằng các nhà xuất bản nên được tự do xuất bản các tác phẩm mà họ nghĩ là nên được xuất bản, và bằng cách ấy, đấu tranh cho quyền tự do biểu đạt của các tác giả."
IPACopyright: IPA
Ông José Borghino, Tổng thư ký IPA đã bình luận với BBC News Tiếng Việt về việc bà Phạm Đoan TrangImage caption: Ông José Borghino, Tổng thư ký IPA đã bình luận với BBC News Tiếng Việt về việc bà Phạm Đoan Trang
"Phạm Đoan Trang là hiện thân của những giá trị này và IPA lên án, bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất có thể, việc truy tố bà ấy khi bà ấy thực hành quyền tự do biểu đạt vốn đã được thể hiện trang trọng tại Điều 19 Tuyên ngôn Nhân quyền 1948 của Liên Hợp Quốc."
Là một tổ chức "giám sát các sự vi phạm quyền tự do biểu đạt và tự do xuất bản khắp thế giới", IPA nhấn mạnh rằng họ "biểu dương Phạm Đoan Trang về sự dũng cảm của bà ấy đối với sự khủng bố vốn chỉ có thể nhằm mục đích khiến những người khác khiếp sợ mà câm nín."
"Phạm Đoan Trang và những người như bà ấy đã từ bỏ cơ hội ra nước ngoài để hoạt động an toàn hơn trong cuộc đấu tranh vì tương lai đất nước. Đó chính là một trong những điều mà Phạm Đoan Trang truyền cảm hứng." Tổng thư ký IPA nói.
Đọc toàn bài tại: https://bbc.in/326mo4F
HRW lên tiếng về bản án 9 năm của Phạm Đoan Trang
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực Châu Á, Tổ chức Theo dõi Nhân (HRW) phát biểu sau khi tòa tuyên án Phạm Đoan Trang năm tù hôm 14/12:
"Thật phẫn nộ khi Phạm Đoan Trang bị kết án 9 năm tù chỉ vì bà chỉ bày tỏ quan điểm và bảo vệ niềm tin của mình."
"Việc bỏ tù một nhà cải cách tận tụy với mục đích thúc đẩy nhân quyền, quản trị tốt và công lý là một bản cáo trạng tồi của chính phủ độc tài Việt Nam."
"Trong một xã hội dân chủ, những ý tưởng và tác phẩm mạnh mẽ của Trang sẽ được ngưỡng mộ và tán thưởng hơn là bị tội phạm hóa"
"Cộng đồng toàn cầu nên mạnh mẽ lên án chính phủ Việt Nam vì bản án tù không thể chấp nhận được này dành cho một nhà cải cách dũng cảm chỉ vì nói lên suy nghĩ của bà. "
BBCCopyright: BBC
Mỹ, Canada và nhiều tổ chức quốc tế lên tiếng vụ Phạm Đoan Trang
Ngay sau khi nhà báo, blogger Phạm Đoan Trang bị tòa kết án 9 năm tù, cao hơn mức 7-8 năm mà Viện Kiểm sát đề nghị, nhiều chính phủ, tổ chức quốc tế đã lên tiếng.
Cụ thể, Mỹ đưa ra tuyên bố lên án việc kết án 9 năm tù đối với tác giả Việt Nam Phạm Đoan Trang "người không làm gì khác hơn là bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa. Chúng tôi cũng ghi nhận ý kiến gần đây của Nhóm Công tác về Giam giữ tùy tiện của Liên Hợp Quốc, cho thấy việc giam giữ Trang là tùy tiện và trái với các cam kết và nghĩa vụ quốc tế về quyền con người của Việt Nam."
"Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho Trang, người đã được quốc tế công nhận về công lao thúc đẩy nhân quyền và việc cai trị tốt ở Việt Nam, đồng thời cho phép mọi cá nhân ở Việt Nam tự do bày tỏ quan điểm của mình mà không sợ bị trả thù. Chúng tôi cũng kêu gọi chính phủ đảm bảo luật pháp và các hành động của mình phù hợp với các quy định về quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam cũng như các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Việt Nam."
US Embassy Ha NoiCopyright: US Embassy Ha Noi
Còn Canada thì đưa ra thông cáo:
"Canada vô cùng quan ngại việc tuyên án đối với bà Phạm Thị Đoan Trang. Chúng tôi cũng quan ngại về những nỗ lực không ngừng của các cơ quan chức năng Việt Nam nhằm hạn chế quyền tự do truyền thông, một nhân tố thiết yếu của việc bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản. Chúng tôi cũng kêu gọi các nhà chức trách Việt Nam cho phép các nhà báo hành nghề mà không sợ bị bắt giữ, sách nhiễu hoặc bị trả thù, đồng thời chấm dứt kiểm duyệt và kiểm soát diện rộng đối với các phương tiện truyền thông và nới rộng hơn tự do ngôn luận. Chúng tôi khuyến khích tất cả các quốc gia tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền của họ theo luật pháp quốc tế, bao gồm quyền tự do quan điểm và biểu đạt."
Trả lời về việc nhà báo và nhà bảo vệ nhân quyền Phạm Đoan Trang bị kết án 9 năm tù, Phó Giám đốc Khu vực của Tổ chức Ân xá Quốc tế Ming Yu Hah cho biết:
“Thật phẫn nộ khi các nhà chức trách Việt Nam đang kết tội Phạm Đoan Trang, một nhà báo quả cảm và nhà bảo vệ nhân quyền, người đã nhiều năm đấu tranh cho một Việt Nam công bằng, hòa nhập và tôn trọng các quyền. Công việc của bà ấy nên được tôn vinh và bảo vệ chứ không phải bị trừng phạt và hình sự hóa."
“Việc đối xử với Phạm Đoan Trang - gồm các hành vi quấy rối, giám sát, đe dọa, tra tấn và truy tố xảo trá - là biểu tượng một cách tàn nhẫn cho sự đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam đối với các hoạt động nhân quyền ôn hòa trên khắp đất nước."
Embassy Canada in VietnamCopyright: Embassy Canada in Vietnam
Gia đình Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm 'bị công an đưa đi'
Sáng 15/12, trước phiên tòa sơ thẩm xét xử hai nhà hoạt động Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm, an ninh được thắt chặt.
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, Đỗ Thị Thu, vợ Trịnh Bá Phương cho hay từ sáng tinh mơ công an đã canh gác trước cửa nhà khiến cả gia đình không thể đi đâu.
Sau đó, vào khoảng 9:30, Trịnh Thị Thảo, em gái Trịnh Bá Phương cho BBC hay Thu và bố chồng là Trịnh Bá Khiêm cùng người nhà Nguyễn Thị Tâm đã bị công an đưa lên xe chở đi đâu không rõ.
Ít phút sau, Đỗ Thị Thu xác nhận với BBC thông tin này. Thu cho hay hơn 10 người bị 'bắt cóc' đưa về trụ sở công an phường Dương Nội. Một số người dân Dương Nội khác thì không biết bị đưa đi đâu.
BBC sẽ tiếp tục cập nhật tình hình.
Thu DoCopyright: Thu Do
Đỗ Thị Thu, vợ nhà hoạt động Trịnh Bá Phương, cùng hai conImage caption: Đỗ Thị Thu, vợ nhà hoạt động Trịnh Bá Phương, cùng hai con
'Phạm Đoan Trang luôn là một con người tự do'
Nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên viết trên Facebook: Những người đã dám dấn thân cho Tự do thì luôn là người Tự do dù có bị cầm tù. Phạm Đoan Trang luôn là một con người tự do.
OtherCopyright: Other
Bà Phạm Đoan Trang tại khu vực vườn rau Lộc Hưng. Bà bị bắt sau khi bạn bè chụp tấm hình này một thời gian ngắnImage caption: Bà Phạm Đoan Trang tại khu vực vườn rau Lộc Hưng. Bà bị bắt sau khi bạn bè chụp tấm hình này một thời gian ngắn
Trong một lần trả lời BBC News Tiếng Việt hồi 9/2019, bà Phạm Đoan Trang nói:
Từ khi chuyển [từ phóng viên làm cho các tờ báo nhà nước] sang trở thành một nhà báo tự do, hay như chúng tôi gọi mình là nhà báo 'không lề', tôi thấy có rất nhiều khác biệt.
Điều khác biệt đương nhiên nhất là bị đàn áp nhiều hơn.
Các nhà báo tự do bị đàn áp bằng mọi biện pháp, từ tinh vi cho đến thô thiển nhất. Không gian tự do cho nhà báo 'không lề' ít hơn nhiều so với các nhà báo đi theo định hướng.
Báo chí Việt Nam: HĐXX nhận định Phạm Đoan Trang là nguy hiểm cho xã hội
Tờ Tuổi Trẻ: Tòa nhận định hành vi xuyên tạc đường lối chính sách, phỉ báng chính quyền của bị cáo Đoan Trang là nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với mục đích cố ý xâm phạm chế độ XHCN và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, xã hội, đối ngoại, xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.
“Bị cáo là người có trình độ nhận thức nhất định, hiểu và biết rõ hậu quả hành vi, tuy nhiên vẫn tích cực thực hiện trong thời gian dài. Quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa, bị cáo không khai báo thành khẩn, phạm tội nhiều lần, cần thiết xử phạt nghiêm minh”, bản án nêu.
Trang tin VnExpress: Bản án nhận định hành vi của bị cáo là "nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với mục đích cố ý". Bị cáo có trình độ nhận thức nhất định, hiểu và biết rõ hậu quả hành vi song vẫn tích cực thực hiện trong thời gian dài, phạm tội nhiều lần.
Phạm Đoan Trang: 'Mẹ ơi con yêu mẹ. Con không sợ gì đâu!'
Luật sư Nguyễn Văn Miếng viết trên Facebook:
Hôm nay 14/12/2021, từ 9:00 - 18:00 TAND Tp. Hà Nội xét xử Nhà báo Phạm Thị Đoan Trang và tuyên án 9 năm tù giam, không có quản chế sau khi mãn hạn tù.Hội đồng xét xử gồm có:
- Thẩm phán: Bà Chử Phương Ngọc
- Hội thẩm nhân dân: Bà Đỗ Thị Thái, Bà Bùi Thị Thu Giang
- Thư ký phiên toà: Ông Hoàng Nghĩa Hải
- Kiểm sát viên: Ông Đỗ Minh Tuấn, bà Lương Thị Hương
- Các Luật sư:Phạm Lệ Quyên, Lê Văn Luân, Ngô Anh Tuấn, Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng
Sau khi Toà tuyên án, cô Đoan Trang quay lại nhìn mẹ đang đứng một mình giữa phòng xử nói lớn: “Mẹ ơi! Con yêu Mẹ! Con không sợ gì đâu. Mẹ giữ sức khỏe nhé!” Nói xong, cô Đoan Trang bị hai nữ công an xốc nách kéo đi giữa một rừng công an.
Một số bình luận trên trang Facebook BBC News Tiếng Việt
Pham Khue: Ngày trước cán bộ cách mạng hoạt động thì bị
chính quền Tây bắt cho đi tù. Bây giờ ai hoạt động phản kháng chính phủ cách mạng,
thì chính phủ cũng bắt bỏ tù... đơn giản thôi mà!
Thiên Hoa: Người trẻ
chúng tôi khâm phục. Cái tên đã khiến chúng tôi tỉnh ngộ. Đoan Trang - người vì
dân chủ. Dám dấn thân thân vì người dân lam lũ.
Tự do bình đẳng nhân quyền
Không ai ban phát, phải tự đấu tranh.
Chúng tôi ngã nón cúi chào.
Chào người dũng cảm dám nói thay dân.
Cảm ơn người của hoà bình.
Chúng tôi xin hứa bồ câu sẽ về. Để mai dưới
trời xanh ngắt.
Việt Nam dân chủ không còn đau thương.
Ngoc Huan: Đại gia đình Đoan Trang là những người trí
thức Việt Nam yêu nước.
Trung Hoàn: Mấy thập niên trước có tội nghe "đài địch", nay trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài cũng thành cớ buộc tội được. Kinh hãi!
Hưng Nguyễn: Đại diện nói lên tiếng nói của đông đảo quần chúng nhân dân thì gọi là chống phá nhà nước a.
Tường thuật trực tiếp
Thời gian tính bằng giờ Anh
'Xu hướng độc tài bạo chúa ở Việt Nam'
Bà Hoa Nguyễn, đại diện pháp lý của Phạm Đoan Trang tại Úc nói với BBC News Tiếng Việt sau hai ngày xử các nhà hoạt động:
"Xu hướng độc tài bạo chúa ở Việt Nam gia tăng và phong trào dân chủ Việt Nam bị đàn áp về 0. Về mức án cho những người đấu tranh tự do ngôn luận, nhân quyền và dân chủ, thì từ 2018 đến nay, đều rất nặng. Và không có dấu hiệu bị ngăn chặn hay can thiệp được do nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bất chấp luật pháp và cam kết quốc tế."
Theo bà, trước phiên toà của Phạm Đoan Trang, Liên Hiệp Quốc và hàng chục tổ chức quốc tế đã kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho Phạm Đoan Trang.
"Nhưng nhà cầm quyền cộng sản Việt nam vẫn thực hiện một phiên toà đầy lỗi pháp lý và kết án chị 9 năm tù giam."
Bà Hoa Nguyễn cũng dẫn chứng Thủ tướng Phạm Minh Chính sau các phiên tòa phát biểu rằng: "Tinh thần là chúng ta không “chọn bên” mà chọn lẽ phải lớn của thời đại là hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển" .
Tuy nhiên, bà chỉ ra rằng hàng trăm an ninh mật vụ bao vây bắt bớ người thân của Trịnh Bá Phương và chị Nguyễn Thị Tâm để không ai đến dự được phiên toà.
Về tác động quốc tế, bà Hoa cho rằng việc này càng ngày càng khó khăn.
"Hôm 1/12 tôi có tham dự Chương trình làm việc lâm thời cho Tham vấn khu vực Châu Á Thái Bình Dương trực tuyến về Cơ chế quốc gia để thực hiện , báo cáo và theo dõi về Nhân quyền do Liên Hiệp Quốc tổ chức."
"Tôi nhận thấy mức độ tác động của quốc tế lên độc tài bạo chúa ở các quốc gia như Việt Na , Trung Quốc là không đáng kể. Kể cả việc Mỹ và các đồng minh phương tây tẩy chay Olympic Bắc Kinh 2022 cũng thể hiện một sự lúng túng mơ hồ trong việc tìm kiếm chế tài quốc tế để trừng phạt nhóm độc tài vi phạm nhân quyền. Đây sẽ là thách thức và là vấn đề nan giải hiện tại mà chúng ta phải cùng nhau tìm hướng giải quyết."
"Là một người quan sát, tôi nhận thấy các chế tài quốc tế hiện tại chỉ ở mức khuyến nghị và ít có tác động. Tuy nhiên, một quốc gia vi phạm nhân quyền cao như Việt Nam, phải phụ thuộc vào giao bang kinh tế thì chỉ cần không mời lãnh đạo độc tài tham gia bất cứ chương trình hợp tác trong khuôn khổ quốc tế hay khu vực nào là họ bị áp lực ngay."
"Mỹ vừa rồi không mời Việt Nam tham gia Hội nghị Thượng đỉnh dân chủ, mặc dù truyền thông trong nước nói đây không phải chuyện to tát để Việt Nam phải quá quan tâm, nhưng sự thực thì không phải thế nhất là trong bối cảnh Hoa Kỳ là nước tài trợ vaccine cho Việt Nam nhiều nhất và Việt Nam đang mong muốn đối ngoại để phát triển kinh tế. Nguyên tắc "không chơi với độc tài" nên áp dụng rộng rãi và phổ biến hơn bao giờ hết" bà Hoa dẫn chứng.
Hai ngày xử 'có liên quan' và vì sao tăng án?
Bài của Đ.G., Công an Nhân dân 15/12
Viết về bị cáo Trịnh Bá Phương, trang báo của ngành công an, Đ.G. trích phán quyết của toà, với đoạn nói về bà Đoan Trang:
"Trịnh Bá Phương còn có hành vi tàng trữ một tài liệu dạng sách gồm 278 trang, trong đó trang bìa có in các dòng chữ “Phạm Đoan Trang”, “Cẩm nang nuôi tù”, “Luật Khoa tạp chí”. Qua giám định đã kết luận tài liệu này có nội dung tuyên truyền thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân."
"Các bị cáo nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội nên cần thiết phải áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội 2 lần trở lên” để xử phạt các bị cáo hình phạt tù nghiêm khắc, nhằm cải tạo, giáo dục các bị cáo và có tác dụng đấu tranh, phòng ngừa tội phạm..."
Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc nói về 'nhà nước pháp quyền'
Hội nghị tại HN 11/12/2021
"Thứ nhất, Nhà nước phải đặt mình dưới pháp luật, chịu sự ràng buộc của pháp luật. Thứ hai là tư tưởng về chủ quyền nhân dân với tính cách là nguồn gốc tính chính đáng, tính hợp pháp của Nhà nước. Thứ ba là đề cao những giá trị công bằng, công lý, quyền con người."
'Đoan Trang nói những điều chính quyền đã thừa nhận'
Trần Văn Chánh viết trên trang Viet-Studies
"Những điều Phạm Đoan Trang tố cáo chính quyền về những sai lầm khuyết điểm, suy cho cùng cũng chính là những điều mà chính quyền và Quốc hội VN đã từng thừa nhận trong rất nhiều bản báo cáo, hội thảo, nghị quyết, và luôn hứa sẽ sửa chữa. Hai bên chỉ khác nhau về câu chữ, phong cách diễn đạt: của Phạm Đoan Trang thì nói thẳng thắn, sinh động hấp dẫn, giống tiếng nói người dân; của chính quyền thì nói vòng vèo, giáo điều, sử dụng nhiều uyển ngữ theo lối tuyên truyền đã thành cố tật.
Như vậy, nếu nhà cầm quyền thật sự của dân do dân vì dân thì phải biết tôn trọng lắng nghe những “tiếng nói khác”, thay vì đàn áp, để bổ sung cho nhận thức của mình về các hiện tình chính trị, chứ sao lại đi bắt bớ cầm tù người ta?"
'Các phiên xử gây hoang mang dư luận'
LS Lê Quốc Quân từ Hà Nội viết về các vụ xử 14-15/12
"Khi lượng hình theo điều 117, các thẩm phán thường dựa vào hậu quả của hành vi là “gây hoang mang dư luận”. Trên thực tế những bản án nặng nề và bất công dành cho các nhà bất đồng chính kiến mới là những thứ thực sự “nguy hiểm và “gây hoang mang dư luận” nhất.
Chắc chắn nó tích tụ và đến lúc nó “xâm phạm” đến sự vững mạnh của chính quyền vì khát vọng tự do là không thể bị dập tắt bằng chuyên chế.
Vì vậy, thay vì những bản án nặng nề, hãy trả tự do cho tất cả những người bất đồng chính kiến. Đó chính là cách thực hành dân chủ và nhân quyền cụ thể và rõ ràng nhất, nó cũng góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam dân chủ, tự do và khai phóng."
TS Nguyễn Quang A: 'Ai thông qua luật 117 là tội đồ lớn'
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, từ Hà Nội, sau khi phiên tòa ngày 15/12 kết thúc, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đưa ra nhận xét:
“Thực sự những người như người Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm là vô tội và những người đã bỏ phiếu thông qua điều luật 117 và 88 mới có tội vì họ vi hiến. Đây là sự đảo lộn, tức tội nhân thì đi phán quyết những người vô tội.”
“Thông điệp của chính quyền muốn đưa ra rằng họ muốn bắt ai thì bắt và người dân phải ngoan ngoãn. Họ đẩy những vụ xử này vào cuối năm cũng là có sự tính toán kỹ lắm vì giới ngoại giao thường nghỉ lễ, không nhiều nhân viên theo dõi nên áp lực quốc tế lên chính quyền thời điểm này là ít nhất.”
Theo Tiến sĩ Quang A, những vụ xử với các bản án nặng nề như thế này có thể đem đến hai tác động:
“Một là nhiều người sợ và im tiếng. Hai là các bản án sẽ gây sự phẫn uất trong dân chúng – đây mới là điểm quan trọng. Có thể bây giờ người ta chưa lên tiếng nhưng trong thâm tâm của họ nghĩ rằng một chế độ bất công như vậy, những người thực sự lên tiếng đáng ra được tuyên dương thì bị tuyên những bản án vô cùng nặng nề. Riêng việc bắt và tuyên án những người này đã là sự vi phạm trắng trợn của nhà cầm quyền đối với luật quốc tế, tức là Công ước về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã kí từ 39 năm trước."
"Đây là luật chứ không phải tuyên ngôn nên nhà cầm quyền phải tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền của mình chứ không phải bắt bớ, cấm đoán. Những quyền như 117 là vi hiến và những đại biểu quốc hội mà bấm nút thông qua luật này là tội đồ lớn.”
“Khi người dân nhận ra đâu là phải-trái đúng sai thì tới lúc nào đó sự âm ỉ này sẽ bùng ra, làm xói mòn niềm tin vào chính quyền và đây là điều thực sự có hại cho chính quyền.”
“Chính quyền tuyên án như vậy với sự mong muốn mọi người im tiếng nhưng trong lòng của họ có khi vẫn sôi sục về sự bất công. Và khi họ nung nấu những ý nghĩ đó thì sẽ có hại cho nhà cầm quyền.”
Còn về áp lực quốc tế, ông Quang A nói:
“Theo tôi, những tuyên bố của Mỹ hay Canada có tác động nhưng chỉ có giá trị về tinh thần. Tác động thực tế của những tuyên bố này yếu, có khi chưa có. Thực sự những tuyên bố phải gắn với sự trừng phạt nào đó nhưng mỗi nước đều có chương trình nghị sự của họ và nhân quyền ở Việt Nam có khi chỉ nằm ở mục thứ 7 thứ 8 trong sự ưu tiên.”
Đánh giá về tinh thần của các nhà hoạt động, ông Quang A nêu quan điểm có những người thà chết trong tù chứ không chịu biến mình thành mặt hàng trao đổi.
“Đoan Trang đã có nói điều này và cô ấy có nhắn các luật sư lại lần nữa. Nhiều khi chính quyền rất muốn sau 1-2 năm mà đuổi được những người như Đoan Trang ra nước ngoài thì tốt."
"Còn về lý do nhân đạo, nếu các nước và bản thân người bị cầm tù đồng ý thì tôi ủng hộ những giải pháp nhân đạo như vậy. Nhưng tôi phản đối việc biến người vô tội thành tù nhân rồi dùng những người này để trao đổi với nước ngoài.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh: 'Trịnh Bá Phương rất điềm tĩnh và ung dung tại tòa'
Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng bản án của ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm đều nặng. Ông nói:
"Đề nghị đã nặng, tuyên còn nặng hơn. Đối với bà Tâm, mức án 6 năm đối với hành vi nói không chuẩn thì cũng hết sức là nặng nề. Vì thế giới, các quốc gia, việc lên án một chính sách hay xúc phạm lãnh đạo chỉ là lỗi dân sự chứ không phải hình sự.
Thông điệp của chính quyền rất rõ ràng và dễ hiểu: Không chấp nhận những lời nói làm tổn hại đến hình ảnh của chính quyền."
Đồng thời, ông Mạnh cũng cho rằng, dưới góc độ luật sư, điều 117 không nên có trong Bộ Luật hình sự: "Vì vậy những người bị kết án với tội danh này tôi cho rằng nó thể hiện thái độ quá khắt khe của chính quyền đối với những người nói lên những điều nghịch nhĩ với chính quyền."
Luật sư cũng khẳng định hai thân chủ là ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm đều mong muốn kháng cáo ngay sau khi nhận được bản án của tòa.
Bên cạnh đó, luật sư Mạnh cũng chia sẻ ông ấn tượng với tinh thần của ông Trịnh Bá Phương vì ông Phương có bài bào chữa riêng và tự phát biểu trước cả phần của các luật sư.
"Trước tiên Trịnh Bá Phương khẳng định mình vô tôi và ông ấy cho rằng chính quyền kết án ông là không chính đáng. Ông Phương cho rằng nguồn gốc của mọi sự là ở đảng Cộng sản."
"Trong phiên tòa, ông Phương rất điềm tĩnh và ung dung. Hầu như những gì ông ấy muốn nói, ông đã trình bày hết," LS cho hay.
Về phiên tòa, theo quan sát của luật sư Mạnh, như những phiên tòa có yếu tố chính trị khác, an ninh rất gắt gao: "Các luật sư phải trải qua nhiều lớp an ninh mới vào được. Sáng nay vào đầu giờ, rất nhiều bà con Dương Nội và người thân của hai bị cáo yêu cầu vào tham dự. Nhưng theo tôi biết, sau đó tất cả họ đều bị đưa về UBND phường và bị tạm giữ tại đó."
Lời nói sau cùng của Trịnh Bá Phương tại tòa
"Tôi đấu tranh với mong muốn đất nước tôi không còn tình trạng hàng trăm người bị đánh chết trong đồn công an.Tôi đấu tranh với mong muốn không còn tình trạng người Việt phải rời bỏ quê hương đi làm thuê ở xứ người qua những tổ chức buôn người với vỏ bọc xuất khẩu lao động.
Tôi đấu tranh với mong muốn không còn tình trạng ruộng đất với bờ xôi ruộng mật là sinh kế của người nông dân bị Đảng Cộng Sản cướp đoạt.Tôi đấu tranh với mong muốn không còn tình trạng Đảng cử, dân bầu và người dân phải được bầu cử tự do và tôi dấu tranh để người dân chúng tôi không còn bị cai trị bởi Đảng Cộng Sản Việt Nam, một tổ chức hèn với giặc, ác với dân.
Tôi đấu tranh với mong muốn không còn tình trạng áp bức bóc lột và tôi chống Đảng Cộng Sản Việt Nam là việc làm chính nghĩa.Tôi không có tội với dân với nước. Chính Đảng Cộng Sản Việt Nam mới là tổ chức phản bội, bán nước, hại dân.Nhân dân và lịch sử sẽ phán xét tội ác của Đảng Cộng Sản đã gây ra với dân tộc Việt Nam."
(Theo tường thuật của Đỗ Thị Thu - vợ Trịnh Bá Phương)
Gia đình Trịnh Bá Phương 'sẽ kháng cáo'
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt ngay sau khi tòa tuyên án 10 năm tù, 5 năm quản chế đối với Trịnh Bá Phương, Trịnh Thị Thảo, em gái Phương, nói:
"Gia đình tôi sẽ kháng cáo.
Chúng tôi rất bức xúc, phẫn uất, trước bản án này. Anh Phương không có tội.
Anh Phương có ngồi tù 1 ngày cũng là bất công. An thế nào cũng là án oan sai.
Gia đình tôi không nản chí. Chúng tôi sẽ uôn mạnh mẽ kiên cường đấu tranh cho những người trong tù, làm những việc giống anh phương làm, sẽ là hậu phương vững chắc cho anh. Chúng tôi không bao giờ sợ hãi."
Thảo cũng cho hay vợ Phương là Đỗ Thị Thu cùng một số người thân của bà Nguyễn Thị Tâm đã được thả sau khi bị đưa vào công an phường Dương Nội sáng 15/12.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng: 'Có thể nói đây là vụ án hậu Đồng Tâm'
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt sau phiên tòa, luật sư Nguyễn Văn Miếng - một trong các luật sư bào chữa cho Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm - cho hay:
"Chắc VKS và tòa muốn xử nhanh nên xử từ sáng đến 11:15 là xong
Trong phiên tòa hôm nay, VKS đề nghị Phương 8-9 năm tù, và bà Tâm 6-7 năm tù. Tuy nhiên tòa lại tuyên cao hơn mức VKS đề nghị: Phương 10 năm tù, 5 năm quản chế.
Cả Phương và Tâm đều là nông dân, dân oan Dương Nội, nguyên nhân đều xuất phát từ đất đai nên án 10 năm cho Phương là quá nặng.
Với bà Tâm, bà từng có tiền án rồi, xét về mặt luật pháp, 6 năm là phù hợp. Nhưng xét về tình cảm của những người nông dân mất đất thì bỏ tù 1 ngày cũng là quá nặng, vì họ tranh đấu hợp pháp.
Trong cáo trạng có ghi cả hai người liên quan vụ Đồng Tâm. Về mặt từ ngữ, có thể nói đây là vụ án hậu Đồng Tâm.
Vì 9/1/2020 (thời điểm xảy ra vụ việc Đồng Tâm), Phương đăng 2 clip về Đồng Tâm, và Tâm chia sẻ trên Facebook. Do đó mới có vụ án ngày hôm nay.
Tòa xử họ tội tuyên truyền chống nhà nước, đưa clip lên như vậy thì thế giới nhìn Việt Nam không đẹp, gây hoang mang dư luận. Do đó, tòa mới xử nặng
Khi ra tòa ngày hôm nay, cả Phương và Tâm ddefu có độ chừng mực, Phương ra tòa có khả năng hùng biện tốt. Tâm cũng vậy, nhưng bình dân hơn.
Cả Phương và Tâm đều có vẻ gầy hơn. Phương trông có phần xanh xao.
Với các vụ án chính trị như thế này, dân quan tâm là tốt.
Đánh giá về vụ án này, tôi thấy bản án như vậy mà bị cáo cúi đầu nhận tội như tòa nói thì sẽ được giảm án đôi chút. Nhưng giốngnhư Đoan Trang hôm qua, cả Phương và Tâm đều không cúi đầu nhận tội. Ở họ, có sự kiên cường, khí phích trong phiên tòa. Và tòa không chấp nhận thái độ đó."
16 năm tù, 8 năm quản chế cho Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm
Theo thông tin từ luật sư Đặng Đình Mạnh, Tòa án NDTP Hà Nội tuyên 10 năm tù, 5 năm quản chế đối với nhà hoạt động Trịnh Bá Phương; 6 năm tù, 3 năm quản chế cho nhà hoạt động Nguyễn Thị Tâm.
Cảnh sát canh gác chặt trước cổng tòa án xét xử Trịnh Bá Phương
Phiên tòa sơ thẩm xét xử Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm được thông báo là diễn ra công khai, nhưng người nhà của hai nhà hoạt động không được tham dự.
Vợ Trịnh Bá Phương cùng người nhà bà Tâm bị đưa vào công an phường Dương Nội, trong khi ông Trịnh Bá Khiêm - bố Trịnh Bá Phương - bị công an đưa lên xe chở về quê ở Hòa Bình.
Hiệp hội Nhà xuất bản Quốc tế: "Chúng tôi kính phục Phạm Đoan Trang"
Tổng thư ký Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế (IPA) José Borghino nói với BBC News Tiếng Việt ngay sau khi Phạm Đoan Trang bị tuyên 9 năm tù.
"Nếu chúng ta không phản đối phiên tòa này thì hãy hạ tay xuống đi và đừng đấu tranh cho tự do ngôn luận nữa," ông José Borghino, Tổng thư ký IPA đã bình luận với BBC News Tiếng Việt về việc bà Phạm Đoan Trang, người từng được trao Giải thưởng Voltaire lại bị kết án 9 năm tù về những gì bà viết và xuất bản.
Ông José Borghino nói: "Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế tin vào tự do xuất bản, tin rằng các nhà xuất bản nên được tự do xuất bản các tác phẩm mà họ nghĩ là nên được xuất bản, và bằng cách ấy, đấu tranh cho quyền tự do biểu đạt của các tác giả."
"Phạm Đoan Trang là hiện thân của những giá trị này và IPA lên án, bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất có thể, việc truy tố bà ấy khi bà ấy thực hành quyền tự do biểu đạt vốn đã được thể hiện trang trọng tại Điều 19 Tuyên ngôn Nhân quyền 1948 của Liên Hợp Quốc."
Là một tổ chức "giám sát các sự vi phạm quyền tự do biểu đạt và tự do xuất bản khắp thế giới", IPA nhấn mạnh rằng họ "biểu dương Phạm Đoan Trang về sự dũng cảm của bà ấy đối với sự khủng bố vốn chỉ có thể nhằm mục đích khiến những người khác khiếp sợ mà câm nín."
"Phạm Đoan Trang và những người như bà ấy đã từ bỏ cơ hội ra nước ngoài để hoạt động an toàn hơn trong cuộc đấu tranh vì tương lai đất nước. Đó chính là một trong những điều mà Phạm Đoan Trang truyền cảm hứng." Tổng thư ký IPA nói.
Đọc toàn bài tại: https://bbc.in/326mo4F
HRW lên tiếng về bản án 9 năm của Phạm Đoan Trang
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực Châu Á, Tổ chức Theo dõi Nhân (HRW) phát biểu sau khi tòa tuyên án Phạm Đoan Trang năm tù hôm 14/12:
"Thật phẫn nộ khi Phạm Đoan Trang bị kết án 9 năm tù chỉ vì bà chỉ bày tỏ quan điểm và bảo vệ niềm tin của mình."
"Việc bỏ tù một nhà cải cách tận tụy với mục đích thúc đẩy nhân quyền, quản trị tốt và công lý là một bản cáo trạng tồi của chính phủ độc tài Việt Nam."
"Trong một xã hội dân chủ, những ý tưởng và tác phẩm mạnh mẽ của Trang sẽ được ngưỡng mộ và tán thưởng hơn là bị tội phạm hóa"
"Cộng đồng toàn cầu nên mạnh mẽ lên án chính phủ Việt Nam vì bản án tù không thể chấp nhận được này dành cho một nhà cải cách dũng cảm chỉ vì nói lên suy nghĩ của bà. "
Mỹ, Canada và nhiều tổ chức quốc tế lên tiếng vụ Phạm Đoan Trang
Ngay sau khi nhà báo, blogger Phạm Đoan Trang bị tòa kết án 9 năm tù, cao hơn mức 7-8 năm mà Viện Kiểm sát đề nghị, nhiều chính phủ, tổ chức quốc tế đã lên tiếng.
Cụ thể, Mỹ đưa ra tuyên bố lên án việc kết án 9 năm tù đối với tác giả Việt Nam Phạm Đoan Trang "người không làm gì khác hơn là bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa. Chúng tôi cũng ghi nhận ý kiến gần đây của Nhóm Công tác về Giam giữ tùy tiện của Liên Hợp Quốc, cho thấy việc giam giữ Trang là tùy tiện và trái với các cam kết và nghĩa vụ quốc tế về quyền con người của Việt Nam."
"Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho Trang, người đã được quốc tế công nhận về công lao thúc đẩy nhân quyền và việc cai trị tốt ở Việt Nam, đồng thời cho phép mọi cá nhân ở Việt Nam tự do bày tỏ quan điểm của mình mà không sợ bị trả thù. Chúng tôi cũng kêu gọi chính phủ đảm bảo luật pháp và các hành động của mình phù hợp với các quy định về quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam cũng như các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Việt Nam."
Còn Canada thì đưa ra thông cáo:
"Canada vô cùng quan ngại việc tuyên án đối với bà Phạm Thị Đoan Trang. Chúng tôi cũng quan ngại về những nỗ lực không ngừng của các cơ quan chức năng Việt Nam nhằm hạn chế quyền tự do truyền thông, một nhân tố thiết yếu của việc bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản. Chúng tôi cũng kêu gọi các nhà chức trách Việt Nam cho phép các nhà báo hành nghề mà không sợ bị bắt giữ, sách nhiễu hoặc bị trả thù, đồng thời chấm dứt kiểm duyệt và kiểm soát diện rộng đối với các phương tiện truyền thông và nới rộng hơn tự do ngôn luận. Chúng tôi khuyến khích tất cả các quốc gia tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền của họ theo luật pháp quốc tế, bao gồm quyền tự do quan điểm và biểu đạt."
Trả lời về việc nhà báo và nhà bảo vệ nhân quyền Phạm Đoan Trang bị kết án 9 năm tù, Phó Giám đốc Khu vực của Tổ chức Ân xá Quốc tế Ming Yu Hah cho biết:
“Thật phẫn nộ khi các nhà chức trách Việt Nam đang kết tội Phạm Đoan Trang, một nhà báo quả cảm và nhà bảo vệ nhân quyền, người đã nhiều năm đấu tranh cho một Việt Nam công bằng, hòa nhập và tôn trọng các quyền. Công việc của bà ấy nên được tôn vinh và bảo vệ chứ không phải bị trừng phạt và hình sự hóa."
“Việc đối xử với Phạm Đoan Trang - gồm các hành vi quấy rối, giám sát, đe dọa, tra tấn và truy tố xảo trá - là biểu tượng một cách tàn nhẫn cho sự đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam đối với các hoạt động nhân quyền ôn hòa trên khắp đất nước."
Gia đình Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm 'bị công an đưa đi'
Sáng 15/12, trước phiên tòa sơ thẩm xét xử hai nhà hoạt động Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm, an ninh được thắt chặt.
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, Đỗ Thị Thu, vợ Trịnh Bá Phương cho hay từ sáng tinh mơ công an đã canh gác trước cửa nhà khiến cả gia đình không thể đi đâu.
Sau đó, vào khoảng 9:30, Trịnh Thị Thảo, em gái Trịnh Bá Phương cho BBC hay Thu và bố chồng là Trịnh Bá Khiêm cùng người nhà Nguyễn Thị Tâm đã bị công an đưa lên xe chở đi đâu không rõ.
Ít phút sau, Đỗ Thị Thu xác nhận với BBC thông tin này. Thu cho hay hơn 10 người bị 'bắt cóc' đưa về trụ sở công an phường Dương Nội. Một số người dân Dương Nội khác thì không biết bị đưa đi đâu.
BBC sẽ tiếp tục cập nhật tình hình.
'Phạm Đoan Trang luôn là một con người tự do'
Nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên viết trên Facebook: Những người đã dám dấn thân cho Tự do thì luôn là người Tự do dù có bị cầm tù. Phạm Đoan Trang luôn là một con người tự do.
Trong một lần trả lời BBC News Tiếng Việt hồi 9/2019, bà Phạm Đoan Trang nói:
Từ khi chuyển [từ phóng viên làm cho các tờ báo nhà nước] sang trở thành một nhà báo tự do, hay như chúng tôi gọi mình là nhà báo 'không lề', tôi thấy có rất nhiều khác biệt.
Điều khác biệt đương nhiên nhất là bị đàn áp nhiều hơn.
Các nhà báo tự do bị đàn áp bằng mọi biện pháp, từ tinh vi cho đến thô thiển nhất. Không gian tự do cho nhà báo 'không lề' ít hơn nhiều so với các nhà báo đi theo định hướng.
Báo chí Việt Nam: HĐXX nhận định Phạm Đoan Trang là nguy hiểm cho xã hội
Tờ Tuổi Trẻ: Tòa nhận định hành vi xuyên tạc đường lối chính sách, phỉ báng chính quyền của bị cáo Đoan Trang là nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với mục đích cố ý xâm phạm chế độ XHCN và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, xã hội, đối ngoại, xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.
“Bị cáo là người có trình độ nhận thức nhất định, hiểu và biết rõ hậu quả hành vi, tuy nhiên vẫn tích cực thực hiện trong thời gian dài. Quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa, bị cáo không khai báo thành khẩn, phạm tội nhiều lần, cần thiết xử phạt nghiêm minh”, bản án nêu.
Trang tin VnExpress: Bản án nhận định hành vi của bị cáo là "nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với mục đích cố ý". Bị cáo có trình độ nhận thức nhất định, hiểu và biết rõ hậu quả hành vi song vẫn tích cực thực hiện trong thời gian dài, phạm tội nhiều lần.
Phạm Đoan Trang: 'Mẹ ơi con yêu mẹ. Con không sợ gì đâu!'
Luật sư Nguyễn Văn Miếng viết trên Facebook:
Hôm nay 14/12/2021, từ 9:00 - 18:00 TAND Tp. Hà Nội xét xử Nhà báo Phạm Thị Đoan Trang và tuyên án 9 năm tù giam, không có quản chế sau khi mãn hạn tù.Hội đồng xét xử gồm có:
- Thẩm phán: Bà Chử Phương Ngọc
- Hội thẩm nhân dân: Bà Đỗ Thị Thái, Bà Bùi Thị Thu Giang
- Thư ký phiên toà: Ông Hoàng Nghĩa Hải
- Kiểm sát viên: Ông Đỗ Minh Tuấn, bà Lương Thị Hương
- Các Luật sư:Phạm Lệ Quyên, Lê Văn Luân, Ngô Anh Tuấn, Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng
Sau khi Toà tuyên án, cô Đoan Trang quay lại nhìn mẹ đang đứng một mình giữa phòng xử nói lớn: “Mẹ ơi! Con yêu Mẹ! Con không sợ gì đâu. Mẹ giữ sức khỏe nhé!” Nói xong, cô Đoan Trang bị hai nữ công an xốc nách kéo đi giữa một rừng công an.
Hà Nội cuối năm trời tối đen như mực.
Một số bình luận trên trang Facebook BBC News Tiếng Việt
Pham Khue: Ngày trước cán bộ cách mạng hoạt động thì bị chính quền Tây bắt cho đi tù. Bây giờ ai hoạt động phản kháng chính phủ cách mạng, thì chính phủ cũng bắt bỏ tù... đơn giản thôi mà!
Thiên Hoa: Người trẻ chúng tôi khâm phục. Cái tên đã khiến chúng tôi tỉnh ngộ. Đoan Trang - người vì dân chủ. Dám dấn thân thân vì người dân lam lũ.
Tự do bình đẳng nhân quyền
Không ai ban phát, phải tự đấu tranh.
Chúng tôi ngã nón cúi chào.
Chào người dũng cảm dám nói thay dân.
Cảm ơn người của hoà bình.
Chúng tôi xin hứa bồ câu sẽ về. Để mai dưới trời xanh ngắt.
Việt Nam dân chủ không còn đau thương.
Ngoc Huan: Đại gia đình Đoan Trang là những người trí thức Việt Nam yêu nước.
Trung Hoàn: Mấy thập niên trước có tội nghe "đài địch", nay trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài cũng thành cớ buộc tội được. Kinh hãi!
Hưng Nguyễn: Đại diện nói lên tiếng nói của đông đảo quần chúng nhân dân thì gọi là chống phá nhà nước a.