Anh và châu Âu đang đánh giá tình hình sau khi chứng khoán mất giá mạnh vì Donald Trump thắng cử.
Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 2% vào đầu phiên giao dịch trước khi gỡ lại được một số mất mát và mất khoảng 0,7% tính tới giữa trưa.
Các thị trường chứng khoán chính khác ở châu Âu cũng mất điểm, với dòng tiền dồn vào chứng khoán có độ an toàn cao, vàng và các loại tiền tệ khác bao gồm đồng yên.
Giới buôn bán chứng khoán trước đó mong đợi Hillary Clinton đánh bại ông Trump để trở thành tân tổng thống của Hoa Kỳ.
Chỉ số CAC của Pháp và Dax của Đức đều giảm khoảng 1,5% sau khi giảm nặng hơn lúc bắt đầu giao dịch.
Một số nhà phân tích đã so sánh cú sốc chiến thắng của ông Trump với kết quả Brexit đầu năm nay.
Các thị trường châu Á được mô tả có lúc như một "biển đỏ" trước khi thu hẹp lượng mất mát vào cuối phiên giao dịch hôm thứ Tư.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 5,4%, chỉ số Hang Seng của Hong Kong mất 2,2% và Shanghai Composite mất 0,6%.
Getty ImagesCopyright: Getty Images
‘Cú bất ngờ thực sự’
Đài chính thức của Nga, Rossiya 1 TV gọi chiến thắng của ông Donald Trump là ‘cú bất ngờ thực sự’. Phóng viên từ Washington của đài này nói: “Đây là trận động đất chính trị cho Hoa Kỳ và thế giới, một biến cố lịch sử”.
Còn đài Rossiya 24 TV thì đưa tin đồng rúp Nga và giá dầu rớt giá khi có tin Trump thắng cử.
'Chán ngán'
Cây bút Bùi Văn Phú từ San Jose gửi tới BBC Tiếng Việt:
“Sự kiện Donald Trump nổi lên trong kỳ bầu cử năm nay và thắng cử vẻ vang cho thấy đa số dân Mỹ đã rất chán ngán cách vận hành của chính phủ đương thời, của những nhà làm chính sách lâu năm ở Thủ đô Washington. Với tổng thống thuộc Đảng Dân chủ, hai viện Quốc hội do Đảng Cộng hòa chiếm đa số nên không có sự hợp tác và đã đưa đến trì trệ kinh tế, bế tắc chính sách từ bảo hiểm y tế đến chính sách di dân.
Dân Mỹ muốn phá bỏ những sinh hoạt chính trị theo lối mòn cũ để tiến tới một cuộc cải cách rộng lớn. Ứng viên Donald Trump đã là biểu tượng và hy vọng đáp ứng được những thay đổi cho nước Mỹ.
Trong suốt những tháng vận động của hai ứng cử viên, ý kiến của cử tri Mỹ nói chung đều đánh giá thấp cả Donald Trump và Hillary Clinton là những người không đáng tin cậy để trao trọng trách lãnh đạo quốc gia, tuy ông Trump được mức tin tưởng cao hơn bà Clinton chút ít...”
Bầu cử Hoa Kỳ: Niềm vui và nước mắt
Tình cảm trái ngược của cử tri Mỹ sau khi có kết quả bầu cử chung cuộc.
Tân tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, Donald Trump nói trong diễn văn thắng cử: "Không có ước mơ nào là quá lớn. Không có thách thức nào quá lớn. “Chúng ta phải khôi phục lại vận mệnh của nước Mỹ và có những ước mơ lớn lao, táo bạo và liều lĩnh.”
Video content
Video caption: Bầu cử Hoa Kỳ: Niềm vui và nước mắtBầu cử Hoa Kỳ: Niềm vui và nước mắt
Thủ tướng Anh chúc mừng ông Trump
“Tôi chúc mừng ông Donald Trump được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ sau một cuộc đấu đầy sức lực. Anh Quốc và Hoa Kỳ có quan hệ lâu dài, bền vững dựa trên các giá trị tự do, dân chủ và kinh doanh.”
Theresa May, Thủ tướng Anh
Thế giới 'hậu đế quốc Mỹ'
Tiến sỹ Đinh Bá Anh viết trên Facebook cá nhân: “Khẩu hiệu "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" giúp Trump thắng cử, nhưng tất nhiên, ai tỉnh táo cũng hiểu rằng nước Mỹ sẽ không bao giờ vĩ đại trở lại nữa - không vĩ đại như nó đã từng là: cường quốc dẫn dắt thế giới.
Trump sẽ không ngăn được Trung Quốc trở thành nền kinh tế số 1, không ngăn được Nga gây ảnh hưởng lên các nước lân bang hoặc rút quân ra khỏi Syria. Điều ông sẽ làm là chuẩn bị cho một thế giới "hậu đế quốc Mỹ", nơi nước Mỹ tuy vẫn là con cá lớn, nhưng không phải con cá dẫn đường, mà đơn giản chỉ là một con cá lớn giữa những con cá lớn khác mà thôi.”
'Mạnh hơn rất nhiều so với Obama'
"Với đảng Cộng hòa nay nắm cả Hạ Viện và Thượng Viện, Tổng thống Donald Trump sẽ cầm quyền ở vị thế mạnh hơn rất nhiều so với Tổng thống Barack Obama. Ông có thể thực hiện bất cứ chính sách nào ông muốn, tất nhiên là ta cần xem các chính sách đó là gì".
Laura Bicker, nhà bình luận nói trên BBC World TV ở London sáng 9/11/2016.
Trump: 'Tôi sẽ luôn đặt nước Mỹ lên hàng đầu’
Trong bài diễn văn mừng chiến thắng, ông Trump nói: "Tôi hy vọng sẽ có mối quan hệ tuyệt vời" với các nước khác.
"Không có ước mơ nào là quá lớn. Không có thách thức nào quá lớn.”
“Chúng ta phải khôi phục lại vận mệnh của nước Mỹ và có những ước mơ lớn lao, táo bạo và liều lĩnh.”
APCopyright: AP
Trump tuyên bố "sẽ là một tổng thống cho tất cả người Mỹ" trong diễn văn mừng chiến thắngImage caption: Trump tuyên bố "sẽ là một tổng thống cho tất cả người Mỹ" trong diễn văn mừng chiến thắng
Nhà hoạt động người Việt ở Mỹ nói gì?
Trả lời BBC từ Washington D.C, nhà hoạt động Angelina Trang Huỳnh cho biết: “Là một công dân Mỹ, tôi lo lắng trước sự kiện ông Donald Trump trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.”
“Là người mẹ, tôi không biết phải gỉai thích sao với con tôi là một người đi ngược lại với những giá trị căn bản mà tôi dạy con tôi hàng ngày lại trở thành tổng thống của chúng ta. Tôi dạy con tôi phải biết đồng cảm với kẻ yếu, nhưng tổng thống Trump lại là người khinh thường kẻ yếu, kẻ khuyến tật.”
“Là một người hoạt động, tôi lo lắng và nhìn thấy sự bất ổn trước mắt. Với một nước Mỹ sẽ bị xáo trộn và chi phối, Nga sẽ bành trướng hơn. Trung Quốc không chừng sẽ khiêu khích Nhật, đồng minh của Hoa Kỳ. Còn về vi phạm nhân quyền của Việt Nam? Việc này trở thành quá nhỏ so với sự bất ổn thế giới vì Trump, nên khó lòng chính quyền Trump sẽ quan tâm.”
Nhà hoạt động Angelina Trang HuỳnhImage caption: Nhà hoạt động Angelina Trang Huỳnh
Chủ tịch chiến dịch tranh cử của bà Clinton nói gì?
"Tôi muốn mọi người trong hội trường này và trên khắp nước Mỹ biết rằng những tiếng nói và sự nhiệt thành của quý vị có ý nghĩa rất nhiều cho bà ấy và tất cả chúng ta", ông John Podesta, Chủ tịch chiến dịch tranh cử của bà Clinton nói với đám đông.
"Chúng tôi rất tự hào về quý vị. Và chúng tôi cũng rất tự hào về bà ấy. Bà ấy đã làm một công việc tuyệt vời."
"Vì vậy, cảm ơn quý vị vì đã đồng hành cùng bà ấy, bà ấy luôn bên cạnh quý vị. Tôi muốn nói với mọi người 'chúc ngủ ngon'. Chúng tôi sẽ trở lại với nhiều điều để nói, để cuộc kiểm phiếu cho những người khác và chúng ta hãy về nhà."
Phân tích từ tổng hành dinh của Clinton
Kim Ghattas, phóng viên BBC cho hay:
Đây không phải là đêm mà những người ủng hộ bà Clinton trông đợi, và chắc chắn không phải là điều mà chiến dịch của bà hoạch định.
Những người này đã rất lạc quan trong ngày cuối của cuộc vận động. Họ nói với tôi rằng tình thế "tốt hơn cả tốt".
Chúng tôi không nghe được tin gì từ các trợ lý chiến dịch của bà Clinton trong bốn giờ gần đây nhưng những người thân cận với chiến dịch cho tôi biết tất cả mọi người đang gắng gượng.
Một vài tuần trước đây, một trợ lý của bà Clinton nói với tôi rằng họ tự tin về chiến thắng và nếu thua thì sẽ "không biết nước Mỹ sẽ thế nào nữa".
Và đó là một trong những câu hỏi sẽ đè nặng tâm trí họ đêm nay bất kể kết quả thế nào.
Có thể mọi sự bắt nguồn từ việc những người này đánh giá thấp hiện tượng Sanders. Một phụ tá nhận ra điều này và nói cho tôi "có rất nhiều sự giận dữ ở đâu đó", nhưng có lẽ điều này không được cả êkip nhìn nhận.
APCopyright: AP
Đảng Cộng hòa tiếp tục nắm quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ
Đảng Cộng hòa giành được đa số ghế trong Hạ viện, kéo dài sáu năm kiểm soát nơi này, theo AP.
Việc kiểm phiếu đang diễn ra nhưng đảng Cộng hòa đã giành được ít nhất 218 ghế trong Hạ viện, nhiều hơn số phiếu cần thiết.
Nỗi lo sợ của một số đảng viên Cộng hòa rằng ứng viên gây chia rẽ Donald Trump sẽ khiến họ mất ghế đã không còn hiện hữu.
Trong khi đó, cơ hội giành đa số tại Thượng viện của đảng Dân chủ đang vuột đi khi ứng viên Cộng hòa giành thắng lợi tại Wisconsin, Bắc Carolina, Indiana và Florida.
Ứng viên Dân chủ thắng ở Nevada.
Getty ImagesCopyright: Getty Images
Obama: "Mặt trời sẽ lại mọc sáng mai"
Trong một đoạn băng video đã quay sẵn, Tổng thống Barack Obama ca ngợi nền dân chủ cho dù ứng viên nào giành chiến thắng đêm nay.
“Cho dù chuyện gì xảy ra, mặt trời sẽ lại mọc sáng mai".
Lên tiếng trên Twitter, ông khuyên các cử tri nên "đừng nhìn nhau như người theo đảng Dân chủ hay Cộng hòa mà hãy đón nhận nhau như cùng là công dân Mỹ".
Nhật cân nhắc can thiệp tiền tệ'
Tessa Wong, phóng viên BBC ở Singapore cho hay, quan chức tài chính cao cấp Nhật Masatsugu Asakawa, đang tham vấn với Bộ trưởng Tài chính Taro Aso về phản ứng trước biến động thị trường từ bầu cử Mỹ. Chỉ số Nikkei hiện đã giảm hơn 6%.
‘Ma quen hơn quỷ lạ’
Karishma Vaswani, phóng viên BBC theo dõi thương mại châu Á bình luận: "Kỳ vọng Clinton chiến thắng được coi là tích cực đối với châu Á bởi vì, như một thương nhân nói với tôi, tình thế giống như là “ma quen còn hơn quỷ lạ”.
“Từng là ngoại trưởng Mỹ, bà đã có nhiều chuyến công du khu vực châu Á. Trong khi đó Trump là sự bí ẩn lớn, khiến người ta không chắc chắn về những động thái như kêu gọi áp thuế mạnh tay với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều đó gây quan ngại cho các nhà đầu tư châu Á. "
'Không có gì ngạc nhiên'
ABC News dự báo Donald Trump thắng ở Iowa.
Bang miền Trung Tây đã bầu cho ứng viên Dân chủ từ năm 1988, ngoại trừ một năm bầu cho ứng viên Cộng hòa năm 2004.
ABC News cũng dự báo Hillary Clinton thắng tại Washington.
Bang Washington bầu cho ứng viên Dân chủ với biên độ lớn trong các kỳ bầu cử từ năm 1988, do vậy không có gì ngạc nhiên ở đây.
Quyền 'lật đổ' của cử tri Mỹ
Trả lời BBC từ Hà Nội, ông Nguyễn Đình Hà, một người từng tự ứng cử đại biểu Quốc hội, nói:
“Tình hình bây giờ thì thật sự gay cấn, lúc thì bà Hillary dẫn trước, lúc thì là ông Trump.”
“Nếu ông Trump thắng, nhiều chính sách lớn của nước Mỹ có nguy cơ bị xem xét lại, trong đó có cả việc xoay trục sang châu Á.”
“Còn nếu bà Hillary thắng, có thể TPP bị xem xét lại như đối với hiệp định thương mại xuyên Đại Tây Dương với châu Âu, nhưng các chính sách lớn từ thời Obama sẽ được tiếp tục.”
“Hệ thống bầu cử của Mỹ có thể nói là phức tạp nhất thế giới, nhưng có sự cạnh tranh quyết liệt như vậy, người dân Mỹ cũng như thế giới mới được chứng kiến sự sôi động, cuốn hút của chính trị.”
“Ở Mỹ, Tổng thống và Quốc hội kiềm chế nhau, nên nếu không hài lòng với chính sách quốc gia hay các nhà lãnh đạo, cử tri Mỹ có quyền "lật đổ" chính phủ đó bằng lá phiếu hai năm một lần”.
Nguyen Dinh HaCopyright: Nguyen Dinh Ha
Ông Nguyễn Đình HàImage caption: Ông Nguyễn Đình Hà
'Cử tri Mỹ dám thay đổi'
Trả lời BBC từ California, Mỹ, ông Phạm Phú Thiện Giao, Chủ bút báo Người Việt, nói: "Thật sự tôi không quá bất ngờ. Tuy nhiên, ngay giờ phút này, mọi chuyện chưa ngã ngũ.”
“Giả sử, chỉ là giả sử thôi, ông Trump thắng, thì chúng ta cần nhìn lại nhiều vấn đề. Thứ nhất, người da trắng nghĩ gì về di dân? Thứ nhì, các tầng lớp chính trị elite, chẳng hạn những nhân vật cao cấp đương quyền hoặc đã về hưu, đã không tác động được quần chúng khi cổ súy cho bà Clinton.”
"Ý tôi muốn nói, lần này, cử tri Mỹ đã bước qua định chế chính trị đã thành truyền thống."
“Nếu cách đây 8 năm, ông Obama trở thành tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, chúng ta đã thấy lương tri của cử tri Mỹ, chúng ta đã có quyền hy vọng về tương lai nước Mỹ (lúc ấy vốn rất bi quan với di sản của tổng thống Bush để lại).”
“Nếu hôm nay, nhấn mạnh là NẾU, ông Trump đắc cử, thì chúng ta cần suy nghĩ về điều này: Cử tri Mỹ dám thay đổi, cho dầu thay đổi ấy tích cực hay không thì cần thời gian trả lời.”
Pham Phu Thien GiaoCopyright: Pham Phu Thien Giao
ông Phạm Phú Thiện Giao, Chủ bút báo Người ViệtImage caption: ông Phạm Phú Thiện Giao, Chủ bút báo Người Việt
'Trump giành điểm mạnh, Clinton mong manh'
Nhiều tờ báo và truyền thông châu Âu, trong đó có báo Pháp cũng 'không ngủ' qua đêm khi theo dõi tin tức từ Mỹ.
Tờ báo Pháp Le Monde giật tít: "Trump giành điểm tốt ở các bang chủ chốt, Clinton mong manh".
Cùng lúc này, vào lúc 11:00 giờ Việt Nam, tin từ Mỹ cho hay Clinton vượt lên đạt 190 so với Trump 172 ở tỷ lệ phiếu cử tri đoàn, tuy nhiên mới chỉ có 34 bang công bố kết quả.
Còn tờ Le Figaro có tựa nhận xét Trump thắng Ohio, bang quan yếu, trong lúc tờ Liberation bình luận ngắn gọn 'Trump đang dẫn trước'.
Tờ nhật báo Parisien chạy tít: "Trump rất gần Nhà Trắng"!
Tuy nhiên, vào lúc 11:00 giờ Việt Nam, tin từ Mỹ cho hay Clinton vượt lên đạt 190 so với Trump 172 ở tỷ lệ phiếu cử tri đoàn, lần đầu tiên bà vươn lên sau nhiều tiếng đồng hồ bị dẫn, tuy nhiên mới chỉ có 34 bang công bố kết quả. Chỉ chưa tới 10 phút sau, Trump nâng tỷ số lên 187 phiếu cử tri đoàn so với 190 của Clinton.
GettyCopyright: Getty
Bà Clinton được tờ báo Pháp Le Monde cho là 'mong manh' trước các thành tích đang kiểm của Trump.Image caption: Bà Clinton được tờ báo Pháp Le Monde cho là 'mong manh' trước các thành tích đang kiểm của Trump.
'Trump dẫn ở các bang then chốt'
Một loạt báo lớn của Mỹ vừa cập nhật kết quả vừa đưa ra các nhận định bình luận vào lúc các bang của Mỹ đang tiếp tục công bố kết quả bầu cử.
Tờ The Wall Street Journal có các tựa lớn trên trang chính như: "Trump dẫn ở các bang then chốt", "Donald Trump thể hiện sức mạnh ở các bang 'chiến trường'".
Trong khi đó, tờ The Washington Post giật tít trên đầu trang nhà: "Trump thể hiện sức mạnh bất ngờ".
Còn New York Times nhận xét: "Trump thắng Clinton ở nhiều bang chiến địa".
Lúc này là 10h50 giờ Việt Nam, tỷ lệ phiếu cử tri đoàn giữa hai đối thủ là Clinton 131 và Trump là 168 với 31 bang đã công bố kết quả.
APCopyright: AP
Người dân Mỹ sẽ có vị tân Tổng thống đời thứ 45 sau nửa đêm.Image caption: Người dân Mỹ sẽ có vị tân Tổng thống đời thứ 45 sau nửa đêm.
Tường thuật trực tiếp
Từ Mohamad Susilo
Thời gian tính bằng giờ Anh
Hậu bầu cử Mỹ: Thị trường tài chính chao đảo
Anh và châu Âu đang đánh giá tình hình sau khi chứng khoán mất giá mạnh vì Donald Trump thắng cử.
Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 2% vào đầu phiên giao dịch trước khi gỡ lại được một số mất mát và mất khoảng 0,7% tính tới giữa trưa.
Các thị trường chứng khoán chính khác ở châu Âu cũng mất điểm, với dòng tiền dồn vào chứng khoán có độ an toàn cao, vàng và các loại tiền tệ khác bao gồm đồng yên.
Giới buôn bán chứng khoán trước đó mong đợi Hillary Clinton đánh bại ông Trump để trở thành tân tổng thống của Hoa Kỳ.
Chỉ số CAC của Pháp và Dax của Đức đều giảm khoảng 1,5% sau khi giảm nặng hơn lúc bắt đầu giao dịch.
Một số nhà phân tích đã so sánh cú sốc chiến thắng của ông Trump với kết quả Brexit đầu năm nay.
Các thị trường châu Á được mô tả có lúc như một "biển đỏ" trước khi thu hẹp lượng mất mát vào cuối phiên giao dịch hôm thứ Tư.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 5,4%, chỉ số Hang Seng của Hong Kong mất 2,2% và Shanghai Composite mất 0,6%.
‘Cú bất ngờ thực sự’
Đài chính thức của Nga, Rossiya 1 TV gọi chiến thắng của ông Donald Trump là ‘cú bất ngờ thực sự’. Phóng viên từ Washington của đài này nói: “Đây là trận động đất chính trị cho Hoa Kỳ và thế giới, một biến cố lịch sử”.
Còn đài Rossiya 24 TV thì đưa tin đồng rúp Nga và giá dầu rớt giá khi có tin Trump thắng cử.
'Chán ngán'
Cây bút Bùi Văn Phú từ San Jose gửi tới BBC Tiếng Việt:
“Sự kiện Donald Trump nổi lên trong kỳ bầu cử năm nay và thắng cử vẻ vang cho thấy đa số dân Mỹ đã rất chán ngán cách vận hành của chính phủ đương thời, của những nhà làm chính sách lâu năm ở Thủ đô Washington. Với tổng thống thuộc Đảng Dân chủ, hai viện Quốc hội do Đảng Cộng hòa chiếm đa số nên không có sự hợp tác và đã đưa đến trì trệ kinh tế, bế tắc chính sách từ bảo hiểm y tế đến chính sách di dân.
Dân Mỹ muốn phá bỏ những sinh hoạt chính trị theo lối mòn cũ để tiến tới một cuộc cải cách rộng lớn. Ứng viên Donald Trump đã là biểu tượng và hy vọng đáp ứng được những thay đổi cho nước Mỹ.
Trong suốt những tháng vận động của hai ứng cử viên, ý kiến của cử tri Mỹ nói chung đều đánh giá thấp cả Donald Trump và Hillary Clinton là những người không đáng tin cậy để trao trọng trách lãnh đạo quốc gia, tuy ông Trump được mức tin tưởng cao hơn bà Clinton chút ít...”
Bầu cử Hoa Kỳ: Niềm vui và nước mắt
Tình cảm trái ngược của cử tri Mỹ sau khi có kết quả bầu cử chung cuộc.
Tân tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, Donald Trump nói trong diễn văn thắng cử: "Không có ước mơ nào là quá lớn. Không có thách thức nào quá lớn. “Chúng ta phải khôi phục lại vận mệnh của nước Mỹ và có những ước mơ lớn lao, táo bạo và liều lĩnh.”
Video content
Thủ tướng Anh chúc mừng ông Trump
“Tôi chúc mừng ông Donald Trump được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ sau một cuộc đấu đầy sức lực. Anh Quốc và Hoa Kỳ có quan hệ lâu dài, bền vững dựa trên các giá trị tự do, dân chủ và kinh doanh.”
Theresa May, Thủ tướng Anh
Thế giới 'hậu đế quốc Mỹ'
Tiến sỹ Đinh Bá Anh viết trên Facebook cá nhân: “Khẩu hiệu "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" giúp Trump thắng cử, nhưng tất nhiên, ai tỉnh táo cũng hiểu rằng nước Mỹ sẽ không bao giờ vĩ đại trở lại nữa - không vĩ đại như nó đã từng là: cường quốc dẫn dắt thế giới.
Trump sẽ không ngăn được Trung Quốc trở thành nền kinh tế số 1, không ngăn được Nga gây ảnh hưởng lên các nước lân bang hoặc rút quân ra khỏi Syria. Điều ông sẽ làm là chuẩn bị cho một thế giới "hậu đế quốc Mỹ", nơi nước Mỹ tuy vẫn là con cá lớn, nhưng không phải con cá dẫn đường, mà đơn giản chỉ là một con cá lớn giữa những con cá lớn khác mà thôi.”
'Mạnh hơn rất nhiều so với Obama'
"Với đảng Cộng hòa nay nắm cả Hạ Viện và Thượng Viện, Tổng thống Donald Trump sẽ cầm quyền ở vị thế mạnh hơn rất nhiều so với Tổng thống Barack Obama. Ông có thể thực hiện bất cứ chính sách nào ông muốn, tất nhiên là ta cần xem các chính sách đó là gì".
Laura Bicker, nhà bình luận nói trên BBC World TV ở London sáng 9/11/2016.
Trump: 'Tôi sẽ luôn đặt nước Mỹ lên hàng đầu’
Trong bài diễn văn mừng chiến thắng, ông Trump nói: "Tôi hy vọng sẽ có mối quan hệ tuyệt vời" với các nước khác.
"Không có ước mơ nào là quá lớn. Không có thách thức nào quá lớn.”
“Chúng ta phải khôi phục lại vận mệnh của nước Mỹ và có những ước mơ lớn lao, táo bạo và liều lĩnh.”
Nhà hoạt động người Việt ở Mỹ nói gì?
Trả lời BBC từ Washington D.C, nhà hoạt động Angelina Trang Huỳnh cho biết: “Là một công dân Mỹ, tôi lo lắng trước sự kiện ông Donald Trump trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.”
“Là người mẹ, tôi không biết phải gỉai thích sao với con tôi là một người đi ngược lại với những giá trị căn bản mà tôi dạy con tôi hàng ngày lại trở thành tổng thống của chúng ta. Tôi dạy con tôi phải biết đồng cảm với kẻ yếu, nhưng tổng thống Trump lại là người khinh thường kẻ yếu, kẻ khuyến tật.”
“Là một người hoạt động, tôi lo lắng và nhìn thấy sự bất ổn trước mắt. Với một nước Mỹ sẽ bị xáo trộn và chi phối, Nga sẽ bành trướng hơn. Trung Quốc không chừng sẽ khiêu khích Nhật, đồng minh của Hoa Kỳ. Còn về vi phạm nhân quyền của Việt Nam? Việc này trở thành quá nhỏ so với sự bất ổn thế giới vì Trump, nên khó lòng chính quyền Trump sẽ quan tâm.”
Chủ tịch chiến dịch tranh cử của bà Clinton nói gì?
"Tôi muốn mọi người trong hội trường này và trên khắp nước Mỹ biết rằng những tiếng nói và sự nhiệt thành của quý vị có ý nghĩa rất nhiều cho bà ấy và tất cả chúng ta", ông John Podesta, Chủ tịch chiến dịch tranh cử của bà Clinton nói với đám đông.
"Chúng tôi rất tự hào về quý vị. Và chúng tôi cũng rất tự hào về bà ấy. Bà ấy đã làm một công việc tuyệt vời."
"Vì vậy, cảm ơn quý vị vì đã đồng hành cùng bà ấy, bà ấy luôn bên cạnh quý vị. Tôi muốn nói với mọi người 'chúc ngủ ngon'. Chúng tôi sẽ trở lại với nhiều điều để nói, để cuộc kiểm phiếu cho những người khác và chúng ta hãy về nhà."
Phân tích từ tổng hành dinh của Clinton
Kim Ghattas, phóng viên BBC cho hay:
Đây không phải là đêm mà những người ủng hộ bà Clinton trông đợi, và chắc chắn không phải là điều mà chiến dịch của bà hoạch định.
Những người này đã rất lạc quan trong ngày cuối của cuộc vận động. Họ nói với tôi rằng tình thế "tốt hơn cả tốt".
Chúng tôi không nghe được tin gì từ các trợ lý chiến dịch của bà Clinton trong bốn giờ gần đây nhưng những người thân cận với chiến dịch cho tôi biết tất cả mọi người đang gắng gượng.
Một vài tuần trước đây, một trợ lý của bà Clinton nói với tôi rằng họ tự tin về chiến thắng và nếu thua thì sẽ "không biết nước Mỹ sẽ thế nào nữa".
Và đó là một trong những câu hỏi sẽ đè nặng tâm trí họ đêm nay bất kể kết quả thế nào.
Có thể mọi sự bắt nguồn từ việc những người này đánh giá thấp hiện tượng Sanders. Một phụ tá nhận ra điều này và nói cho tôi "có rất nhiều sự giận dữ ở đâu đó", nhưng có lẽ điều này không được cả êkip nhìn nhận.
Đảng Cộng hòa tiếp tục nắm quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ
Đảng Cộng hòa giành được đa số ghế trong Hạ viện, kéo dài sáu năm kiểm soát nơi này, theo AP.
Việc kiểm phiếu đang diễn ra nhưng đảng Cộng hòa đã giành được ít nhất 218 ghế trong Hạ viện, nhiều hơn số phiếu cần thiết.
Nỗi lo sợ của một số đảng viên Cộng hòa rằng ứng viên gây chia rẽ Donald Trump sẽ khiến họ mất ghế đã không còn hiện hữu.
Trong khi đó, cơ hội giành đa số tại Thượng viện của đảng Dân chủ đang vuột đi khi ứng viên Cộng hòa giành thắng lợi tại Wisconsin, Bắc Carolina, Indiana và Florida.
Ứng viên Dân chủ thắng ở Nevada.
Obama: "Mặt trời sẽ lại mọc sáng mai"
Trong một đoạn băng video đã quay sẵn, Tổng thống Barack Obama ca ngợi nền dân chủ cho dù ứng viên nào giành chiến thắng đêm nay.
“Cho dù chuyện gì xảy ra, mặt trời sẽ lại mọc sáng mai".
Lên tiếng trên Twitter, ông khuyên các cử tri nên "đừng nhìn nhau như người theo đảng Dân chủ hay Cộng hòa mà hãy đón nhận nhau như cùng là công dân Mỹ".
Nhật cân nhắc can thiệp tiền tệ'
Tessa Wong, phóng viên BBC ở Singapore cho hay, quan chức tài chính cao cấp Nhật Masatsugu Asakawa, đang tham vấn với Bộ trưởng Tài chính Taro Aso về phản ứng trước biến động thị trường từ bầu cử Mỹ. Chỉ số Nikkei hiện đã giảm hơn 6%.
‘Ma quen hơn quỷ lạ’
Karishma Vaswani, phóng viên BBC theo dõi thương mại châu Á bình luận: "Kỳ vọng Clinton chiến thắng được coi là tích cực đối với châu Á bởi vì, như một thương nhân nói với tôi, tình thế giống như là “ma quen còn hơn quỷ lạ”.
“Từng là ngoại trưởng Mỹ, bà đã có nhiều chuyến công du khu vực châu Á. Trong khi đó Trump là sự bí ẩn lớn, khiến người ta không chắc chắn về những động thái như kêu gọi áp thuế mạnh tay với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều đó gây quan ngại cho các nhà đầu tư châu Á. "
'Không có gì ngạc nhiên'
ABC News dự báo Donald Trump thắng ở Iowa.
Bang miền Trung Tây đã bầu cho ứng viên Dân chủ từ năm 1988, ngoại trừ một năm bầu cho ứng viên Cộng hòa năm 2004.
ABC News cũng dự báo Hillary Clinton thắng tại Washington.
Bang Washington bầu cho ứng viên Dân chủ với biên độ lớn trong các kỳ bầu cử từ năm 1988, do vậy không có gì ngạc nhiên ở đây.
Quyền 'lật đổ' của cử tri Mỹ
Trả lời BBC từ Hà Nội, ông Nguyễn Đình Hà, một người từng tự ứng cử đại biểu Quốc hội, nói:
“Tình hình bây giờ thì thật sự gay cấn, lúc thì bà Hillary dẫn trước, lúc thì là ông Trump.”
“Nếu ông Trump thắng, nhiều chính sách lớn của nước Mỹ có nguy cơ bị xem xét lại, trong đó có cả việc xoay trục sang châu Á.”
“Còn nếu bà Hillary thắng, có thể TPP bị xem xét lại như đối với hiệp định thương mại xuyên Đại Tây Dương với châu Âu, nhưng các chính sách lớn từ thời Obama sẽ được tiếp tục.”
“Hệ thống bầu cử của Mỹ có thể nói là phức tạp nhất thế giới, nhưng có sự cạnh tranh quyết liệt như vậy, người dân Mỹ cũng như thế giới mới được chứng kiến sự sôi động, cuốn hút của chính trị.”
“Ở Mỹ, Tổng thống và Quốc hội kiềm chế nhau, nên nếu không hài lòng với chính sách quốc gia hay các nhà lãnh đạo, cử tri Mỹ có quyền "lật đổ" chính phủ đó bằng lá phiếu hai năm một lần”.
'Cử tri Mỹ dám thay đổi'
Trả lời BBC từ California, Mỹ, ông Phạm Phú Thiện Giao, Chủ bút báo Người Việt, nói: "Thật sự tôi không quá bất ngờ. Tuy nhiên, ngay giờ phút này, mọi chuyện chưa ngã ngũ.”
“Giả sử, chỉ là giả sử thôi, ông Trump thắng, thì chúng ta cần nhìn lại nhiều vấn đề. Thứ nhất, người da trắng nghĩ gì về di dân? Thứ nhì, các tầng lớp chính trị elite, chẳng hạn những nhân vật cao cấp đương quyền hoặc đã về hưu, đã không tác động được quần chúng khi cổ súy cho bà Clinton.”
"Ý tôi muốn nói, lần này, cử tri Mỹ đã bước qua định chế chính trị đã thành truyền thống."
“Nếu cách đây 8 năm, ông Obama trở thành tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, chúng ta đã thấy lương tri của cử tri Mỹ, chúng ta đã có quyền hy vọng về tương lai nước Mỹ (lúc ấy vốn rất bi quan với di sản của tổng thống Bush để lại).”
“Nếu hôm nay, nhấn mạnh là NẾU, ông Trump đắc cử, thì chúng ta cần suy nghĩ về điều này: Cử tri Mỹ dám thay đổi, cho dầu thay đổi ấy tích cực hay không thì cần thời gian trả lời.”
'Trump giành điểm mạnh, Clinton mong manh'
Nhiều tờ báo và truyền thông châu Âu, trong đó có báo Pháp cũng 'không ngủ' qua đêm khi theo dõi tin tức từ Mỹ.
Tờ báo Pháp Le Monde giật tít: "Trump giành điểm tốt ở các bang chủ chốt, Clinton mong manh".
Cùng lúc này, vào lúc 11:00 giờ Việt Nam, tin từ Mỹ cho hay Clinton vượt lên đạt 190 so với Trump 172 ở tỷ lệ phiếu cử tri đoàn, tuy nhiên mới chỉ có 34 bang công bố kết quả.
Còn tờ Le Figaro có tựa nhận xét Trump thắng Ohio, bang quan yếu, trong lúc tờ Liberation bình luận ngắn gọn 'Trump đang dẫn trước'.
Tờ nhật báo Parisien chạy tít: "Trump rất gần Nhà Trắng"!
Tuy nhiên, vào lúc 11:00 giờ Việt Nam, tin từ Mỹ cho hay Clinton vượt lên đạt 190 so với Trump 172 ở tỷ lệ phiếu cử tri đoàn, lần đầu tiên bà vươn lên sau nhiều tiếng đồng hồ bị dẫn, tuy nhiên mới chỉ có 34 bang công bố kết quả. Chỉ chưa tới 10 phút sau, Trump nâng tỷ số lên 187 phiếu cử tri đoàn so với 190 của Clinton.
'Trump dẫn ở các bang then chốt'
Một loạt báo lớn của Mỹ vừa cập nhật kết quả vừa đưa ra các nhận định bình luận vào lúc các bang của Mỹ đang tiếp tục công bố kết quả bầu cử.
Tờ The Wall Street Journal có các tựa lớn trên trang chính như: "Trump dẫn ở các bang then chốt", "Donald Trump thể hiện sức mạnh ở các bang 'chiến trường'".
Trong khi đó, tờ The Washington Post giật tít trên đầu trang nhà: "Trump thể hiện sức mạnh bất ngờ".
Còn New York Times nhận xét: "Trump thắng Clinton ở nhiều bang chiến địa".
Lúc này là 10h50 giờ Việt Nam, tỷ lệ phiếu cử tri đoàn giữa hai đối thủ là Clinton 131 và Trump là 168 với 31 bang đã công bố kết quả.