 |
|
Thánh địa La Vang là địa chỉ quan trọng của Công giáo Việt Nam |
Trong một quyết định gây bất ngờ cho nhiều người, chính quyền tỉnh Quảng Trị đã đồng ý trao gần như toàn
bộ đất đai Thánh địa La Vang cho Giáo hội Công giáo Việt Nam.
Một phái đoàn của Vatican cũng chuẩn bị tới Hà Nội vào tháng Sáu tới. Trong các chủ đề thảo luận với chính
phủ Việt Nam có các khu đất đai bên Công giáo muốn lấy lại, như tòa Khâm sứ Hà Nội và Giáo hoàng Chủng viện
Đà Lạt.
Tại cuộc họp hôm thứ Năm 10/4/2008 giữa UBND tỉnh Quảng Trị và Tòa Tổng giám mục Huế, chính quyền đã loan
báo sẽ trao trên 21 hectare đất Thánh địa La Vang lại cho Giáo hội Công giáo sử dụng, cộng thêm hơn hai hectare
giữ làm khu sinh thái.
Trả lời phỏng vấn của đài BBC, cha Nguyễn Vinh Gioang, Linh mục quản nhiệm Trung tâm Thánh mẫu Toàn quốc La
Vang nói đây là kết quả của một quá trình đề đạt nguyện vọng bấy lâu nay.
Cha Gioang cho biết, trước khi có quyết định này và sau 1975, Trung tâm Thánh mẫu La Vang chỉ được sử dụng sáu,
bảy hectare. Phần đất còn lại đã giao cho người canh tác, nay các hộ này sẽ phải dời đi dành đất cho sinh
hoạt tôn giáo.
Được biết quá trình trao trả đất đai sẽ được tiến hành sau khi hai bên chính quyền và Giáo hội bàn chi tiết.
Di chỉ quan trọng
Thánh địa La Vang nằm cách thành phố Huế khoảng 60 cây số về phía Bắc và là một trong các địa chỉ quan trọng nhất
của cộng đồng Thiên chúa giáo Việt Nam.
Người Công giáo lưu truyền câu chuyện Đức Mẹ Maria hiện ra năm 1798 tại đây để cứu giúp các tín đồ đang phải
trốn vào rừng để tránh triều đình Tây Sơn tàn sát.
Năm 1820, giáo đường đầu tiên đã được xây lên tại địa điểm Ðức Mẹ hiện ra.
 |
 Một phái đoàn của Vatican cũng chuẩn bị tới Hà Nội vào tháng Sáu tới. 
|
Một thánh đường khác được xây để vinh danh Ðức Mẹ La Vang được xây giữa khoảng 1886 đến 1901.
Tuy nhiên các công trình qua thời gian chiến tranh, bom đạn đều bị tàn phá.
Thánh đường xây lên sau cuộc chiến Việt Nam quá nhỏ, không phù hợp với các đợt đại hội La Vang mà tín đồ
tới dự lễ lên đến hàng trăm ngàn người.
Nay dường như đã có hướng giải quyết thuận lợi cho Thánh địa La Vang.
Tuy nhiên Giáo hội Công giáo Việt Nam vẫn tiếp tục đặt câu hỏi về hai địa chỉ quan trọng khác là tòa Khâm
sứ tại Hà Nội và Chủng viện mang tên Giáo hoàng Pius X tại Đà Lạt, hiện vẫn đang do chính quyền quản lý.
Trong vụ tòa Khâm sứ, hàng ngàn giáo dân đã tụ tập cầu nguyện ngoài trời nhiều ngày liền hồi đầu năm nay
để đòi lại đất mà họ cho là thuộc về Giáo hội công giáo.
Metamorph, Oregon, USA Vâng chúng ta có công đánh đuổi thực dân đế quốc để có được giang sơn ngày nay. Nhưng không có nghĩa ta muốn cướp đất của
ai bán cho tư bản thì bán. Hiện nay ta đang ra sức đánh đuổi cả dân ... để lấy đất bán cho tư bản nữa. Thử nghĩ giá mà nhà
nước lấy nhà của 2 bạn thử hỏi bạn có còn nói công đánh đuổi ngoại xâm nữa không? Hội nhập rồi, chấm dứt hành động thổ phỉ
đi chứ!
Dũng Nguyên Đất đai là của quốc gia, không của riêng ai, nhưng mỗi người dân, mỗi đoàn thể phải được sở hữu một mảnh đất, một mái nhà,
một cơ sở, theo công sức của mình. Không ai có thể chiếm hữu, mua ép giá đất đai của họ bằng võ lực, chính quyền cũng không
thể tịch thu với luật lệ áp đặt vô lý. Đừng lầm lẫn chính quyền là chủ nhân của mọi lãnh địa quốc gia, có quyền trưng thu
đấi đai, tài sản của nhân dân về mình, hay có quyền sang nhượng cho ngoại bang.
Dân tộc, HCM Mỗi tấc đất Việt Nam đều thấm máu của những người Việt chiến đấu để dành lấy nên không thể nói trả hay không trả. Vatican
cũng chưa giúp dân tộc Việt lấy được 1 cục đất nên không thể có quyền đòi hỏi. Việc sử dung đất sẽ do người Việt quyết định
để làm sao có lợi nhất cho sự phát triển của đất nước. Nếu nguyện vọng của các tôn giáo là chính đáng và mang lại lợi ích
cho đất nước tôi tin là Chính phủ sẽ cấp như các KCN. Còn nếu sử dụng sai mục đích tốt đẹp như thành lập các trại huấn luyện
khủng bố thì chắc chắn sẽ bị thu hồi!
Xích lô Sài Gòn Theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Việt Nam thì "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất
mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội
chủ nghĩa liên quan đến nhà đất" hành vi trả lại đất đã được Nhà nước thu hồi và đã bố trí sử dụng cụ thể là trả lại đất tại
thanh địa La Vang của chính quyền tỉnh Quảng Trị là chà đạp thô bạo pháp luật của Nhà nước, thể hiện sự hèn hạ của chính quyền
tỉnh Quảng Trị trước áp lực của Vatican.
Ẩn danh Mọi người hãy nhìn vào những đóng góp âm thầm, vô vị lợi của các tôn giáo tại đất nước VN hiện nay thì lòng chúng ta sẽ có
ngay câu trả lời về việc trao lại đất mà trước đây các tôn giáo đã dùng vào việc thờ tự, qua đó cùng với xã hội giáo dục đào
tạo cho đất nước những công dân có tài và có tâm ra giúp nước trong tương lai sau này.
Hakuna, HCMC Đất đai trên lãnh thổ Việt Nam thuộc quyền sở hữu của nhà nước Việt Nam. Tất cả các cá nhân, tập thể, tổ chức chỉ được quyền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu nhà nước Việt Nam có nhu cầu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở bất
kỳ khu vực nào nhằm nâng cao đời sống tốt hơn cho người dân, đều có khả năng thu hồi đất đai và bồi thường quyền sử dụng đất
theo theo pháp luật, bất kể khu vực đó đang hoạt động về việc gì. Hoạt động tôn giáo ở Việt Nam là tự do, nhưng tất cả các
cá nhân tham gia tôn giáo đều phải tuân thủ luật pháp Viện Nam.
Việc Quảng trị có trả lại quyền sử dụng đất cho Công giáo Việt nam hay không khi Công giáo chứng minh được lịch sử sử dụng
đất. Hiện nay có rất nhiều tổ chức muốn lợi dụng tôn giáo để gây rối an ninh trật tự địa phương và cũng đã xảy ra ở nhiều
nơi vùng xa trong những năm gần đây. Đó mới thực sự là những ưu tư của người dân Việt Nam, mong rằng mọi người nên tỉnh táo.
Thế Khanh, HN Việc trả lại thánh địa La Vang là hợp lý vì đó là nơi được người Công giáo khai phá và xây dựng giáo đường còn về vụ Toà Khâm
sứ thì cần phải xem lại. Bởi vì Toà Khâm sứ đợc xây dựng trên nền đất của Chùa Báo Thiên và Tháp Báo Thiên, một trong An Nam
tứ đại khí đã bị người Pháp phá huỷ thế kỷ XIX. Nếu các Phật tử không biết kiềm chế mang theo đồ cúng đến lễ bái ngay tại
chỗ các tín đồ Công giáo cầu nguyện thì tôi e đã có xảy ra xung đột đổ máu hồi tháng giêng vừa rồi. Vì vậy cần phải có một
cuộc điều tra độc lập về lịch sử khu đất Toà Khâm sứ để cho các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền ở trong và ngoài nước
có một cái nhìn công bằng về vụ này.
Joan William, Florida Hiện có người chẳng biết các giáo hội giúp nhiều công ích cho con người và đất nước nơi mình đang sống. Tín ngưỡng siêu nhiên
giúp cho con người và con người liên kết hoàn thiện hơn những gì băng hại xã hội lắng nghe và đáp lại lời mời gọi của ai giàu
lòng thiện chí với tha nhân. XHCN hay tư bản đều cần có và cỗ võ cho các sinh hoạt tôn giáo là điều không thể thiếu để người
dân muôn một thác hình vững mạnh.
Ngày xưa người ta quan niệm các thứ phương tiện khoa học như đồ gia dụng máy móc là thứ xa xỉ phẩm nhưng giờ đây là cần thiết
cho mọi người trong cuộc sống. Cám ơn chính quyền QT đã thấu hiểu nhu cầu CGVN nói riêng và hoàn vũ nói chung. Chắc chắn các
Ngài chính quyền QT sẽ được nhiều ơn lành và thuận lợi mọi sự.
Tu Tran Tại sao đất La Vang được "phóng thích sớm "? Theo ý nghĩ của tôi vì đất LaVang ở vị trí xa dân, về phía ngoài nhà thờ
là đất chứa tòan là cát bỏng, mùa nắng cát có thể ngập đến mắt cá nhân người đi, và miếng đất phía trong nhà thờ lại là rừng
, nên đất La Vang không thể là cục đất đổi cục vàng. Toà Khâm Sứ cũ cùng đất ở giáo xứ Thái Hà và đất dòng Thánh Giu Se
Nha Trang những nơi này, cục đất đổi được cục vàng dễ dàng, lại nhanh chóng.
Ta đi tới, Sài Gòn Phải trả lại đất cho giáo hội, tôi là một người "Lương" rất đồng ý với chủ trương này. Nếu không, bọn tham nhũng lại có thêm
cơ hội chia chác hoành hành. Tôn giáo làm việc thiện tốt cho cuộc đời, còn hơn để bọn quan chức tham nhũng sống phè phỡn.
Cathy Bui, Canada Thánh Điạ La Vang là nơi thiêng liêng nhất trong lòng người Công giáo Việt nam khắp Thế giới. Nay nhà nước đã trả lại phần
đất gần nhà thờ để Giáo hội Việt nam tu bổ,đó là đáp ứng sự nguyện cầu cuả bà con giáo dân. Trên thế giới chỉ có 4 nơi Đức
Mẹ hiện ra trong đó có La vang. Tôi hy vọng người Công giáo Việt nam khắp thế giới sẽ góp phần xây dựng Trái tim cuả chúng
ta thật khang trang.Chắc chắn nơi đó sẽ là điểm hành hương cả cuả người công giáo tại Phi luật tân,Trung hoa và châu Á.
I love Vietnam, Hanoi Đất Việt Nam là của người Việt Nam. Bất kì tôn giáo hay đảng phái nào khi hoạt động cũng phải tuân theo luật pháp. Không nên
kéo bè kéo cánh gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. Tấm gương mâu thuẫn tôn giáo của nhiều nước trên thế giới đã bị lợi dụng gây
chia rẽ rối loạn tình hình đất nước là điều không được. Tôn sùng tín ngưỡng tôn giáo để sống tốt hơn thì quá tốt nhưng tôi
thiết nghĩ chúng ta phải giữ cái đầu tình táo để không bị lợi dụng gây mất đoàn kết dân tộc. Bản thân Vatican không có vai
trò và vị trí gì trong chuyện này.
Tom, Toronto, Canada Đất ở VN là của toàn nhân dân Việtnam không tùy thuộc vào tôn giáo nào cả. Đây là hiến pháp của nước. Xin quí vị tôn trọng
hiến pháp như những công dân tốt trên thế giới đã tôn trọng hiến pháp của nước họ.
Linh Cuong, HCMC Đừng bao giờ đòi hỏi hay yêu cầu những gì vượt quá giới hạn. Xin nhớ rằng số người theo giáo hội chỉ chiếm một lượng nhỏ trong
hơn 80 triệu người VN. Hãy cứ sống cho đúng những điều mà Chúa đã răn dạy, đừng nên kích động và gây hạn thù làm gì nhiều
cho mệt.
DD Bằng một cách nào đó bạn sở hữu (hợp pháp) một mảnh đất nhỏ thôi chừng 100m2 làm nhà ở cho gia đình mình. Rồi cũng một lý
do nào đó (giải tỏa chẳng hạn) mảnh đất đó rơi vào tay kẻ khác thì khi đó bạn mới thấu hiểu trường hợp này. Bạn sẽ không múa
miệng rằng đất là sở hữu toàn dân, là lấy từ tay đế quốc , lúc đó có người bảo bạn là đế quốc đấy.
Vinh, USA Thưa ông Ngọc Minh, đất đai thuộc sở hữu của ai, tổ chức nào thì phải trả cho người ta. Nếu là nhà nước thì phải biết rằng
đất của ai phải trả cho người đó, nếu là ăn cướp thì không còn gì để nói. Ông nói ai đã hy sinh giành lại đất ư? Thời Pháp
thuộc, và ngay cả thời "đế quốc Mỹ" còn ở miền Nam, miếng đất đó đâu có bị lấy mất?
Chỉ có sau 1975, thời kỳ sau "giải phóng", vâng các ông CS giải phóng miền Nam, thế là mất đất. Bây giờ trả lại là đúng rồi.
Của ai thì phải trả cho người ấy.
Ngọc Minh, VN Đất đai không thuộc về 1 tổ chức nào cả, nó thuộc về nhà nước XHCN. Cả những con người đang đòi đất ngoài kia nữa, ai đã hi
sinh để giành lại mảnh đất này từ tay bọn thực dân đế quốc?
Jumpoo, NY Thưa quí vị, đất đai là của cả dân tộc chứ chẳng phải của tổ chức hay tôn giáo nào cả. Vì vậy việc trao trả hay không phụ
thuộc vào người sử dụng đất có làm thoả mãn nhu cầu và lợi ích cuả dân tộc không. Nó hoàn toàn là quyết định của người VN,
Vatican chẳng có ý nghĩa gì ở đây cả!
Chi Tôn, VN Việc trao trả lại đất Thánh Lavang là một việc làm công bằng, cái gì không phải của mình thì đừng lấy. Rồi đây Nhà nước
VN cũng phải tiếp tục trả nốt những phần đất, cơ sở lại cho các tôn giáo để phục vụ thờ tự, sinh hoạt tôn giáo. Khu đất Hòn
Chồng Nha Trang là khu Thần học Viện của Tin Lành diện tích không phải nhỏ cũng phải sớm trả cho người ta chớ, rồi số 7
Trần Cao Vân Quận 1,TP.HCM là nhà thờ của Tin Lành, rồi của Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo...Hội nhập rồi VN phải thực hiện tự
do dân chủ,tự do tôn giáo mà mình đã cam kết.
|