 |
|
Anh Lê Minh Phiếu là du học sinh tại Pháp |
Một trong những người được chọn tham gia đoàn rước đuốc Thế Vận hội ở Việt Nam hôm 29/4 đã bị khước từ cơ
hội cầm đuốc Olympic.
Đó là anh Lê Minh Phiếu - sinh viên cao học Luật tại đại học Montesquieu của Pháp - một trong sáu người được
công ty Samsung chọn rước đuốc.
Trả lời BBC ngày 30/4, Lê Minh Phiếu cho biết anh mang áo số 38 trong đoàn rước đuốc, nhưng những người tổ chức
chỉ gọi số 37 và 39, cố tình loại anh ra.
Lê Minh Phiếu cho biết những người tổ chức không cho anh biết lý do vì sao họ không cho anh cầm đuốc Olympic tại
buổi lễ.
Tuy nhiên, đến tối, công ty Samsung cho hay Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh loại anh ra vì họ đã được đọc lá thư
anh gửi cho Ủy ban Olympic Quốc tế.
Trước đó, Lê Minh Phiếu đã viết bức thư ngỏ phản đối chính phủ Trung Quốc chính trị hóa việc rước đuốc khi
cho quần đảo Hoàng Sa vào trong sơ đồ rước đuốc như một phần lãnh thổ Trung Quốc.
Anh Phiếu cho hay dù không được cầm đuốc, anh vẫn ‘tự hào’ vì đã viết lá thư phản đối ý đồ chính trị của
Bắc Kinh.
Anh Phiếu tin rằng Trung Quốc đã gỡ Hoàng Sa khỏi bản đồ rước đuốc Olympic mà họ công bố, một phần nào đó vì lá
thư phản đối của anh.
‘Cô đơn’
Lê Minh Phiếu cũng cho biết theo như anh quan sát tại cuộc rước đuốc ở thành phố Hồ Chí Minh, có ‘điều lạ’
là số thanh niên Trung Quốc mang theo cờ TQ đi ủng hộ đoàn rước đuốc nhiều hơn hẳn so với thanh niên Việt Nam
mang cờ VN.
 |
|
Buổi lễ rước đuốc tại tpHCM diễn ra êm thấm |
Anh Phiếu nói anh cảm thấy ‘cô đơn’ khi đi rước đuốc Olympic trên chính mảnh đất quê nhà.
Lễ rước đuốc Olympic đã diễn ra êm thấm tại thành phố Hồ Chí Minh, với an ninh được tăng cường mạnh.
Báo chí Việt Nam chỉ đưa tin về lễ rước đuốc Olympic sau khi nó đã diễn ra xong vào buổi tối.
Trong số 60 người rước đuốc, có một số nhân vật nổi tiếng như ca sĩ Mỹ Tâm, vận động viên Lý Đức, anh hùng
châu Á Phạm Thị Huệ và triệu phú Trương Gia Bình.
Hành trình rước đuốc Olympic 2008 gặp rất nhiều chông gai, khi lễ rước đuốc tại Tây Âu, Hoa Kỳ và một số nơi
khác trên thế giới đã gặp rất nhiều cuộc biểu tình để phản đối hành động của Trung Quốc tại Tây Tạng cũng
như hồ sơ nhân quyền của nước này.
Anh Danh Tôi thấy tính cách anh Phiếu này hơi kỳ, trước sau bất nhất. Đã tiên bố không đi rước đuốc để phản đối chính quyền Bắc Kinh
rồi mà sau đó lại tới, đúng là tự chuốt nhục vào thân, tới đó làm gì để cho người ta xem thường mình. Vả lại hành động phản
đối của anh về chuyện Hoàng Sa nghe có vẻ hơi riêng tư, anh không hề đả động gì hết về chuyện Tây Tạng hay Darfur. Anh không
nghĩ tới sự thống khổ của nhân dân Tây Tạng, tạo sao lại muốn thế giới quan tâm đến Vietnam chứ?
Linh Hoa Kết quả của bức thư của anh Phiếu gửi Chủ tịch IOC đã làm vơi đi nỗi buồn của biết bao người Việt Nam khi chỉ thấy toàn cờ
Trung Quốc mà không thấy cờ Việt Nam ngay trên đất nước mình (TP HCM ngày 29/4). Chắc chắn là anh không cô đơn.
Le huy Hoang, Montreal Anh Phiếu đã viết bức thư ngỏ phản đối chính phủ Trung Quốc chính trị hóa việc rước đuốc, nhưng thưa anh trong
lý thuyết Mác-Xit chính trị dính liền với tất cả sinh hoạt của tập thể, không thể nào tách ra được.
Tôi cũng đồng lòng với anh Phiếu khi anh cảm thấy cô đơn khi chung quanh ngọn đuốc chỉ toàn là dân gốc Hoa , sinh viên và
bảo về Tàu. Những hình ảnh bên San-Francisco, Nhật, Đại Hàn đều cho thấy như vậy.
DDT Lê minh Phiếu có được cầm ngọn đuốc hay không chẳng quan trọng bỡi vì trước đó Anh đã thắp lên ngọn đuốc"Ái Quốc" và nó sẽ
cháy mãi trong lòng dân Việt.
Challenger, HCM Rõ ràng chính kiến riêng của LMP về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam đã bị Ủy ban Olympic Bắc Kinh xem nặng và làm trò hề đối với
Ủy ban Olympic Việt Nam qua việc đột ngột khước từ LMP cầm đuốc Olympic mà không thông báo trước.
Hành động trẻ con này không thể suy nghĩ đơn giản được! Chúng ta rất yêu hoà bình nhưng không đồng nghĩa với việc phải nhu
nhược để có hòa bình.
Thu Kha, Sai Gon Anh không cô đơn đâu ạ! Đất nước đang rất cần những người can đảm như anh, SV tụi em ở SG chỉ muốn khẳng định Hoàng Sa & Trường
Sa chứ ko có ý định chào đón ngọc đuốc.
Jin, TP. HCM Cứ làm như nhờ hắn mà Trung Quốc gỡ Hoàng Sa ra khỏi bản đồ rước đuốc, lấy gì để chứng minh? BBC nên xem
lại cách đưa tin của mình và bớt làm trò hề chia rẽ̉ dân tộc Việt Nam anh hùng! Làm ơn khách quan dùm một chút.
Truc Su, Vietnam Đuốc Olympic mà ở đâu cũng bị làm khó, chống đối. Xem ra Trung Quốc bị toàn thế giới ghét bỏ. Bởi thế, anh chàng khổng lồ
nhưng xấu chơi này đành phải tìm toàn người của họ để cầm cờ "reo hò ủng hộ" và bảo vệ. Thật đáng thương thay!
Phi Hung, Ha Noi BBC chỉ giỏi đưa tin gây hận thù, chia rẽ dân tộc. Sao An ninh VN không trục xuất các ông đi cho rồi. Càng ngày tôi càng khó
chịu vì bài viết của các ông.
XnhanthapT Anh Minh Phiếu thân mến!Tôi chúc mừng là anh có được cái cảm giác cô đơn đó! Hãy giữ mãi cảm giác đó anh nhé. Vì nó là sự
trỗi dậy của lương tri, lòng tự trọng, tình yêu quê hương dân tộc, yêu công lý và lẽ phải. Anh không cần cầm đuốc nữa vì Anh
đã là ngọn đuốc rồi. Anh xứng đáng tự hào vì điều đó.Tôi hy vọng tất cả đảng viên của tập đoàn Cộng sản Việt nam sớm có được
tri giác như anh!
Duy Anh Hanoi Qua việc rước đuốc êm thấm với an ninh được tăng cường ở TP HCM các quan chức VN đã làm hài lòng "đàn anh" Trung Quốc... nhưng
lại làm mất đi lòng tin trong tôi và bạn bè của tôi và xa hơn là một bộ phận lớn thế hệ trẻ chúng tôi...
Quoc Nguyen, Saigon Tôi có giác rằng cuộc rước đuốc vừa rồi không phải trên đất VN mà là trên đất của... Trung Quốc vì chỉ toàn người TQ tham
gia rước đuốc. Tôi nghe tiếng Tàu nhiều hơn tiếng Việt trong cuộc rước đuốc này.
Minh ,TP Ho Chi Minh Anh LMP đã gửi thư từ chối rước đuốc rồi thì còn đưa đuốc cho anh ta cầm làm gì nữa, ngộ nhỡ đưa đuốc mà anh ta không nhận
thì sao , lúc đó Việt Nam lại làm trò hề cho quốc tế ah? Olympic là của cả thế giới, không phải của riêng Trung Quốc, bảo
vệ ngọn đuốc là bảo vệ tinh thần Olympic, cũng là bảo vệ danh dự của Việt Nam. Vì vậy tốt nhất là không đưa cho LMP cầm cây
đuốc để tránh mọi bất ngờ có thể xảy ra. LMP muốn làm người nổi tiếng thì cũng nên nghĩ đến danh dự nước Việt Nam... Xin tất
cả đừng quên tinh thần của Olympic là phi chính trị.
HC HN Anh Danh phát biểu kỳ quá nhỉ. Một người con Việt Nam hành động vì lợi ích của quốc gia mình.Điều đó đáng được trân trọng.
Nhưng một người Việt Nam lấy tư cách gì để "Đả động" về chuyện Tây tạng hay Darfur.Nếu cảm thấy có khả năng thì anh "đả động"
cho tôi xem.Ai lại đi nghe một người VN "kêu oan" cho người Tây Tạng trong khi chưa chắc anh ta đã biết được anh ta đang nói
cái gì,và những thông tin anh ta có được cũng chỉ là từ báo chí,truyền hình.Vấn đề là nói cái gì và nói như thế nào chứ không
phải cứ muốn là nói bừa được đâu.
Lilto TA US TRUNG QUỐC không xứng đáng đễ tỗ chức OLYMPIC sau những chuyện mà chính Trung Quốc đã làm ra như cướp đảo Hoàng Sa, Trừong
Sa của VN. Đồng thời Trung Quốc giết ngừoi ỡ TIbet và có ý định chiếm luôn Tibet. Chưa kễ còn tiếp tay cho chính quyền Sudan
để diệt chủng dân ỡ đó [ hơn 40000 ngừoi đã chết và hàng ngàn ngừoi bị hãm hiếp ]. This could be the last time that China
could hold an OLYMPIC.
ngbong Anh Phiếu đã làm một việc rất có trách nhiệm công dân là viết thư ngỏ phản đối chính phủ Trung Quốc chính trị hóa
việc rước đuốc khi cho quần đảo Hoàng Sa vào trong sơ đồ rước đuốc như một phần lãnh thổ Trung Quốc gửi cho
Ủy ban Olympic Quốc tế. Và điều đó góp phần gây sức ép buộc Trung Quốc đã gỡ Hoàng Sa khỏi bản đồ rước đuốc Olympic
mà họ đã công bố. Hành động của anh Phiếu đáng để mọi người Việt Nam chúng ta tôn trọng./.
Vu Linh Pháp Rất vui và rất buồn để đọc các ý kiến qua bài báo này . Các chú gà trống non cứ tưởng tiếng gáy của mình là gọi được mặt trời
trở về.Rồi các chú khác cho rằng gào to là có thể chiếm lại đảo Hoàng Sa .BBC chắc không còn gì nên khai thác đề tài này cũng
là một thuật làm báo khá hay . Hoan hô .
Thu Minh VN Hoan hô An Danh đã biết nói những lời thông hiểu hơn về Tây Tạng, Dafur. Nhưng giá như An Danh cũng thấy được đường lối cai
trị của nhà cầm quyền TQ và VN là nguyên nhân gây khổ đau, bất bình cho người dân 2 nước và ủng hộ cho các phong trào tranh
đấu cho dân chủ hóa đất nước ở TQ và VN thì không gì bằng. Lê Minh Phiêu tuy ban đầu từ chối cầm đuốc để phản đối BK nhưng
sau đã quyết định về. Vì VN, vì tinh thần ngọn đuốc Olympic nhưng vẫn phản đối BK vì sự tàn ác của họ đ/v ngư dân VN, vì HS,TS.
Họ không xứng đáng là nước được giao đăng cai tổ chức. Lập trường của LMP rõ ràng chứ không mập mờ như chính phủ VN. Một khi
LMP biết suy nghĩ lại và về nước nhưng cách chính phủ VN đối xử với LMP cho thấy sự hẹp hòi, kém cõi của cấp lãnh đạo quốc
gia. Ấy là chưa kể họ đã ra lệnh cho công an truy lùng, bắt bớ, đánh người biểu tình chống BK trong hòa bình!
Phat CA, US Trước, tôi rất khâm phục cho hành động từ chối rước đuốt của anh. Nay, tôi lại tức cười cho sự "bất bình" khi anh không được
ban tổ chức trao đuốt. Không hiểu anh Phiếu muốn gì nhỉ?
Phuc Nguyen SaiGon Chuyện người TQ cầm cờ TQ đi theo ủng hộ Olympic do họ tổ chức cũng là chuyện bình thường. Nếu VN được tổ chức Olympic, khi
rước đuốc ở nước ngoài chẳng lẽ Việt kiều không đi theo cầm cờ, hò reo? Chuyện chỉ có thế mà cũng quy ra quan điểm chính trị
từ sự kiện thể thao đơn thuần. BBC cứ lấy một hành động của một sinh viên mà quy chụp cho suy nghĩ của cả thế hệ thì chẳng
khách quan chút nào. Còn chuyện đấu tranh Hoàng Sa, Trường Sa là của VN là đương nhiên, nhưng không chỉ qua vụ việc rước đuốc
này mà muốn đòi lại ngay được à? Hành động đó chỉ nhất thời mà không căn cơ, chưa biết mình biết ta, chưa biết đấu tranh đúng
chỗ.
|