![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Khối tài trợ quan ngại về hai nhà báo
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Các nhà tài trợ cho cải tổ ở Việt Nam quan tâm đến chủ đề chống tham nhũng và vụ bắt hai nhà báo của Thanh
Niên và Tuổi Trẻ.
Cuộc đối thoại về vấn đề tham nhũng giữa chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ như cơ quan phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), chính phủ Hà Lan, Anh, Mỹ, Thụy Điển diễn ra ngày 03/06 ở Hà Nội. Báo chí trong nước cho biết lần đầu tiên các nhà báo được tham dự cuộc đối thoại lần này. Ngoài chủ đề chống tham nhũng, các đại diện ngoại giao nước ngoài còn đề cập tới vụ hai phóng viên Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải bị bắt vì đưa tin về vụ PMU 18. Họ cũng kêu gọi tự do báo chí hơn ở Việt Nam. Trả lời Nguyễn Trung của BBC Việt Ngữ hôm nay 04/06/2008, đại sứ Thụy Điển Rolf Bergman cho rằng không có báo chí, cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam khó mà thành công. Đại sứ Rolf Bergman: Chúng tôi rất ủng hộ sự tham gia của truyền thông Việt Nam trong đối thoại này. Cũng là lẽ tự nhiên khi các nhà báo xuất hiện ở những nơi bàn thảo các vấn đề quan trọng như thế này, bởi vì các nhà tài trợ từng nhấn mạnh và chính phủ Việt Nam cũng xác định rằng báo chí đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống nạn tham nhũng ở nước này. Chúng tôi cho rằng không có sự tham gia của các nhà báo, cuộc chiến chống nạn tham nhũng sẽ không thành công. Đó là kinh nghiệm từ chính Thụy Điển.
BBC:Ông có nói tới vai trò của báo chí, vậy theo ông công cuộc chống tham nhũng liệu có bị ảnh hưởng bởi vụ bắt hai nhà báo từng tham gia viết về đề tài này? Đại sứ Rolf Bergman: Đó cũng chính là một trong các lý do được các nhà tài trợ yêu cầu đưa ra thảo luận ngày hôm qua. Chúng tôi quan ngại khi biết được thông tin về chuyện hai nhà báo bị bắt giữ, nhưng chưa biết rõ cụ thể câu chuyện này, nên chúng tôi chỉ nêu quan điểm mang tính khái quát về vụ việc cũng như đề cập tới vai trò của truyền thông. Hiện chúng tôi vẫn chờ đợi xem vụ bắt giữ này còn đi tới đâu nữa. Chúng tôi rất quan ngại khi những chuyện như thế này xảy ra, vì chính phủ Việt Nam từng nhấn mạnh rằng các nhà báo và truyền thông đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng. Sở dĩ chúng tôi lo ngại là vì nhiều tờ báo và cá nhân phóng viên mạnh mẽ trong cuộc chiến này có thể sẽ thôi không tiếp tục mạnh mẽ điều tra và đưa tin vì họ lo sợ sẽ bị bắt như các đồng nghiệp của mình trước đó. BBC:Có nghĩa là bản thân các nhà tài trợ cũng không nắm rõ là chuyện gì đã xảy ra với hai nhà báo bị bắt phải không, thưa ông?
Đại sứ Rolf Bergman: Đúng vậy, và tôi nghĩ chưa có nhà tài trợ nào được thông báo rõ ràng. Khi sự việc xảy ra, chính quyền Việt Nam có nói sẽ cung cấp bằng chứng cụ thể, như họ từng thông báo hai tuần trước đây. Nhưng tới giờ này, tôi chưa thấy bất kỳ một cuộc họp báo cũng như bằng chứng nào được đưa ra. Vậy nên chúng tôi vẫn phải tiếp tục đợi xem chính phủ Việt Nam sẽ đưa ra các chứng cứ nào. BBC:Thời gian qua, ông có nhận thấy một sự cải thiện về tự do báo chí nào đó ở Việt Nam hay không? Đại sứ Rolf Bergman: Điều đó còn phụ thuộc vào khoảng thời gian cụ thể. Nếu quay trở lại mười năm trước, thì tôi không thể đánh giá, vì lúc đó tôi chưa nhận nhiệm vụ tại Việt Nam. Còn nếu xét những năm gần đây, tôi nghĩ đã có sự biến chuyển tương đối. Có thể nói là chúng tôi đã đóng góp một phần nào đó, bằng việc giúp các nhà báo tham gia các khóa đào tạo của Thuỵ Điển để họ cải thiện khả năng tác nghiệp và làm việc tốt hơn. Nhưng dĩ nhiên, con đường phía trước còn dài, và còn nhiều việc phải làm trước khi chúng tôi thấy có một sự tự do ngôn luận hoàn toàn. Điều đó tới nay vẫn chưa có được ở Việt Nam. BBC:Vậy theo ý kiến của ông, tự do ngôn luận toàn diện nên được hiểu như thế nào? Đại sứ Rolf Bergman: Tôi đến từ đất nước mà theo tôi là có tự do ngôn luận. Chúng ta không thể cáo buộc ai đó những điều họ không làm. Nhưng tôi nghĩ bản thân các nhà báo cũng phải tuân thủ luật pháp và các quy định của quốc gia. Trong khuôn khổ các quy định đó, Thụy Điển duy trì tự do ngôn luận và tự do báo chí hàng trăm năm nay rồi. Chúng tôi đã quen với chuyện báo chí có thể đăng tải gần như tất cả mọi điều họ muốn nói. Nhưng đó là quan điểm từ phía Thụy Điển. |
Diễn đàn BBC
CÁC BÀI LIÊN QUAN
![]() 30 Tháng 5, 2008 | Việt Nam
![]() 20 Tháng 5, 2008 | Việt Nam
![]() 12 Tháng 5, 2008 | Việt Nam
![]() 14 Tháng 5, 2008 | Việt Nam
![]() 15 Tháng 5, 2008 | Việt Nam
![]() 13 Tháng 5, 2008 | Việt Nam
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||