![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Lạm phát 'có thể tới 30%'
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Giới chuyên gia cảnh báo tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam có thể lên tới trên 30% trong năm nay nếu chính phủ không
đưa ra các giải pháp mạnh và hiệu quả.
Một trong các lý do chính là tình trạng tăng giá, nhất là giá dầu thô, trên thị trường thế giới. Trước đó đã từng có dự báo mức lạm phát cả năm sẽ vào khoảng 24%-25%. Tuy nhiên các kinh tế gia nay cho rằng tỷ lệ này cũng khó mà đạt được. Tỷ lệ lạm phát ở tháng Sáu là 26,8% tuy mức tăng có giảm so với các tháng đầu năm. Thế nhưng thị trường thế giới vẫn đang diễn biến khó báo trước và giá cả tiếp tục tăng mạnh, nhất là các mặt hàng xăng dầu, sắt thép và lương thực. Tiến sĩ Bùi Đức Thụ từ Ủy ban Tài chính Ngân sách thuộc Quốc hội VN được trích lời nói trong một cuộc hội thảo rằng 'không phủ nhận có yếu tố tác động từ bên ngoài, nhưng cũng có nhiều yếu tố từ bên trong nội tại của nền kinh tế'. Theo ông Thụ, lạm phát là tất yếu của tăng trưởng kinh tế và cần có biện pháp 'trị liệu phù hợp' đối với một nền kinh tế yếu. Biện pháp đủ mạnh Tại cuộc hội thảo do bộ Tài chính tổ chức hôm thứ Ba, một số chuyên gia cho rằng chính sách tiền tệ như điều chỉnh lãi suất và việc thắt chặt chi tiêu công của chính phủ cho tới nay đã giúp 'hạ nhiệt' và kiềm chế giá.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Mùi, Phó giám đốc Học viện Tài chính, được trích lời nói: "Nhiều yếu tố cho thấy lạm phát trong sáu tháng cuối năm sẽ giảm khi các biện pháp tài chính tiền tệ được áp dụng". Bà Mùi cũng cho rằng chỉ số giá tiêu dùng CPI sẽ ở mức ổn định trong những tháng cuối năm. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam hiện nay thuộc loại cao nhất trong khu vực. Giá tăng, đặc biệt trong nhóm mặt hàng lương thực - thực phẩm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người làm công ăn lương và người nghèo. Trong khi đó, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tại VN nay đã chững lại từ mức cao của các năm trước. Quốc hội Việt Nam đã thông qua giảm mục tiêu tăng trưởng xuống còn 7% năm 2008. Thế nhưng với mức 6,5% trong sáu tháng đầu năm, nền kinh tế phải đạt ít nhất 7,4% trong nửa sau để thực hiện được mục tiêu này. Khu vực công nghiệp và xây dựng được cho là giảm tốc độ tăng trưởng nhiều nhất, sau đó là khu vực dịch vụ, phần nhiều do giảm đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam nói vốn đầu tư trong nửa sau 2008 sẽ tập trung cho các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ.
PTH, TP HCM NDD Trong số đó có số ít là chính đáng còn lại là đầu cơ tích trữ buôn bán lòng vòng nâng giá nhiều mặt hàng trong đó có cả đất đai và nhà cửa. Tự nhiên họ làm giàu bất chính nhờ tiền của dân gửi vào ngân hàng. Họ có thể thao túng giá cả nhiều mặt hàng làm cho nền kình tế bất ổn nó giống như cái bong bóng được thổi phình lên. Tôi mong rằng thủ tướng cùng với các nhà lãnh đạo có biện pháp thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng, và đưa ra các chính sách quản lý tiền tệ chặt chẽ không cho các thành phần tư nhân dựa vào tập thể để lấy tiền của nhân dân làm giàu bất chính cho cá nhân họ. Hoang Tra, Đà Nẵng King Tran, Hải Phòng Lãnh đạo dốt thì chưa nguy hại bằng cơ chế dốt, và không thông minh. Ngay cả tổng thống Mỹ cũng có những quyết định sai lầm, nhưng Hiến Pháp Mỹ đã khống chế được rất nhiều không để sai lầm lan toả. Nhiều quyết định của tổng thống đã bị các Nghị sỹ bỏ phiếu không tán thành, người dân biểu tình phản đối. Đằng này ở VN ta một sai lầm của lãnh đạo nhiều khi lan toả hết năm này qua năm khác hết thế hệ này đến thế hệ khác. Kinh tế là kết quả cuối cùng của những sai lầm có tính hệ thống như hiện nay. Các biện pháp kinh tế mà các nhà lãnh đạo đang mơ hồ như tăng lãi suất ngân hàng, giảm chi tiêu công, kêu gọi người dân tiết kiệm rồi cấm cái này cái khác vv..vv thì không phải giải quyết tận gốc mà chỉ như ngưòi mắc bệnh nan y cho uống thuốc giảm đau ,hạ sốt thì còn lâu mới trị được bệnh. Ẩn danh HN HCM Nguồn vốn thu được từ Chứng khoán và Đất chảy đi đâu? Máy bay, siêu xe, các ngân hàng Thụy sĩ. Bài học trước đây đã chỉ ra. Ví dụ: Nhật Bản trong thập niên 80. Giá đất tăng cao khiến cả nền kinh tế rơi vào khủng hoảng mà mất 10 năm mới hồi phục (kinh tế mạnh như Nhật Bản cũng mất hết 10 năm, còn Việt Nam??). Transngoc, Hanoi Với việc sử dụng đến công cụ lãi suất, thắt chặt chi tiêu công và điều chỉnh hoạt động tín dụng của khối ngân hàng thương mại cùng hàng loạt các biện pháp mạnh tay khác từ phía nhà nước và các cơ quan liên ngành, tình hình lạm phát có thể nói là phần nào đó đã được cải thiện. Nhưng bấy nhiêu thôi vẫn chưa thể nói lên được điều gì, bởi lẽ: Lạm phát và chống lạm phát cần đòi hỏi cả từ ý thức và cách thức tiêu dùng của người dân. |
Diễn đàn BBC
CÁC BÀI LIÊN QUAN
![]() 16 Tháng 7, 2008 | Diễn đàn
![]() 09 Tháng 7, 2008 | Việt Nam
![]() 09 Tháng 7, 2008 | Việt Nam
![]() 02 Tháng 7, 2008 | Việt Nam
![]() 01 Tháng 7, 2008 | Việt Nam
![]() 26 Tháng 6, 2008 | Việt Nam
![]() 23 Tháng 6, 2008 | Việt Nam
![]() 20 Tháng 6, 2008 | Việt Nam
TRANG NGOÀI BBC
BBC không chịu trách nhiệm về nội dung các trang bên ngoài.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||