![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Thay đổi nhân sự giữa kỳ
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trong thời gian qua Chính phủ Việt Nam và Ban Tổ chức đảng Cộng sản đã thông báo nhiều thay đổi nhân sự, được
tin là cho giai đoạn giữa kỳ cho tới Đại hội Đảng lần tới vào năm 2010.
Riêng trong hai tháng 6/2008 và 7/2008, một loạt lãnh đạo mới của Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố đã được bổ nhiệm. Gần đây nhất, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê chuẩn hai ông Nguyễn Văn Đọc, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh và ông Đỗ Thông, Bí thư Thị ủy thị xã Cẩm Phả vào giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh thay cho hai ông Nguyễn Hồng Quân và Nguyễn Quang Hưng. Ngày 1/8, UBND các tỉnh Hậu Giang, Hà Giang và Hải Dương nhiệm kỳ 2004-2009 có sắp xếp lại nhân sự với bốn ủy viên mới thay chỗ bốn vị bị miễn nhiệm để thay đổi công tác và nghỉ hưu. Ở tỉnh Hải Dương, hai ủy viên mới đều thuộc công an - quốc phòng, là ông Nguyễn Duy Nguyên, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và ông Bùi Mậu Quân, Giám đốc Công an tỉnh. Ngày 25/7, Thủ tướng Dũng có quyết định phê chuẩn ông Trần Tuấn Anh giữ chức Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2004-2009. Ông Trần Tuấn Anh là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố và mới đây từng giữ chức Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, Hoa Kỳ. Ngoài Cần Thơ, Lâm Đồng, Đồng Tháp và Nghệ An cũng có Phó Chủ tịch mới là ông Nguyễn Ngọc Đông, bà Trần Thị Thái và ông Thái Văn Hằng. Các bộ ngành Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ trong tháng Bảy cũng có thay đổi nhân sự. Ông Phạm Văn Phượng, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Văn phòng Chính phủ được thăng chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Bộ Tài nguyên Môi trường có ba thứ trưởng mới là ông Nguyễn Xuân Cường, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây; ông Trần Hồng Hà, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Môi trường và ông Nguyễn Mạnh Hiển, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ của bộ này. Bộ Ngoại giao cũng có ba thứ trưởng mới là ông Đoàn Xuân Hưng, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao; Nguyễn Quốc Cường, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao; và Hồ Xuân Sơn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc bộ này. Bộ Nội vụ có thêm hai thứ trưởng Văn Tất Thu và Nguyễn Duy Thăng. Tổng Giám đốc Thông Tấn Xã Việt Nam Nguyễn Quốc Uy bắt đầu nghỉ hưu từ 1/8 và phó tổng giám đốc, ông Trần Mai Hưởng, chịu trách nhiệm điều hành tới khi có bổ nhiệm tổng giám đốc mới. Quyết định mới đây gây chú ý nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về nhân sự có lẽ là việc miễn nhiệm và thuyên chuyển năm tướng lĩnh hàng đầu của Quân khu Thủ đô hôm 25/7. Nhân sự Đảng Song song với chính quyền, nhân sự đảng CS cũng có một số sự sắp xếp mới. Ban Tổ chức Trung ương đảng CS thông báo Quyết định số 851/QĐ-BCT ra ngày 23/6/2008 của Bộ Chính trị về việc Phân công nhiệm vụ đối với ông Vũ Hoàng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Định. Theo đó, ông Vũ Hoàng Hà lên làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Định (nhiệm kỳ 2005-2010) thay cho ông Nguyễn Xuân Dương. Ông Nguyễn Xuân Dương thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy từ ngày 1/7/2008 nhưng vẫn giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định cũng đã quyết định điều động các ông Nguyễn Thanh Tùng, ủy viên thường vụ Tỉnh ủy về làm Bí thư Thành ủy Quy Nhơn; và ông Nguyễn Đình Thanh, ủy viên thường vụ Tỉnh ủy kiêm bí thư Thành ủy Quy Nhơn về làm Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Định. Trước đó Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng đã có thông báo điều động và bổ nhiệm ông Trần Bình Minh, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, về làm Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Nghệ An. Các thuyên chuyển trong Đảng được cho là theo kế hoạch luân chuyển cán bộ với mục đích 'cơ cấu' lãnh đạo cao cấp cho đảng Cộng sản trong nhiệm kỳ tới.
3 Mapy Pinochio Như câu hỏi của Zhu thì xin thưa: thử cho chúng tôi- những người có tài mà không thích tham gia vào Đảng CSVN-nắm chức vụ chủ chốt xem chúng tôi có làm được không? Đang làm phó Hiệu Trưởng tốt, mọi người muốn đề bạt lên làm Hiệu Trưởng nhưng điều kiện tiên quyết là phải Đảng viên. Điều tra lý lịch thấy có gia đình có dính líu đến chế độ cũ, thế là mất luôn chức phó Hiệu Trưởng. Đó là câu trả lời cho Zhu. Hn Le 79, HCMC Các nhóm hoạt động chính trị "đụng" nhau về mặt kinh tế là chuyện bình thường, chúng ta đừng chê ai vì chúng ta có thể làm tốt được hơn họ hay không? Hay chúng ta chỉ là "những con ếch ngồi trong giếng" chỉ nhìn thấy một khía cạnh của xã hội để quy chụp cho toàn bộ các mặt khác của xã hội. Mong rằng sự đoàn kết của dòng máu Việt sẽ làm cho dân tộc ta, đất nước ta thay đổi và phát triển vững mạnh. Zhu, Hà Nội Chúng ta kêu nạn chạy chức, tham nhũng, lạm phát, quản lý yếu như một ngọn lửa mà có thể thiêu trụi lòng tự hào dân tộc của chúng ta, nhưng tôi nghĩ các vấn đề đó chưa là gì so với sự nghi kị, tính khoa chương và không đoàn kết đã và đang giúp các vấn đề của đất nước đi vào bế tắc trong quá trình giải quyết rồi. Lịch sử sẽ đánh giá được tất cả, nhưng cái mà người dân Việt Nam phải làm là có một lòng tự trọng dân tộc vô bờ bến, một ý chí kiêu hãnh về bản thân và sự đoàn kết không nghị kỵ để có được niềm tự hào về một tổ quốc, dân tộc đang còn quá nhỏ bé này. Minh Ngoc, Brisbane Thay đổi tích cực, tận gốc chỉ xảy ra sau khi người dân được trả lại quyền bầu cử và ứng cử thật sự. Khi CP không làm tròn bổn phận được giao thì người dân có quyền thay thế chứ không cắn răng chịu trận năm này qua năm khác. Vì sao ĐCS không thể công khai ra cạnh tranh ứng cử, tranh cử với tất cả các thành phần dân chúng và đảng phái khác? Tại sao phải luôn tìm cách tránh né dân chủ hóa đất nước sau gần 60 năm nắm quyền ở 2 miền đất nước? Vì ngoài đảng ra thì không có ai xứng đáng hơn? Hay chừng đó đủ cho thấy đảng không tin dân, do dân, vì dân hay là của dân? NC, HN Pinochio Mít đặc JN Ben, TP HCM NKM Interpol, NY Maida, HK Hanoimoi Optimist, VN Người dân chờ đợi có thay đổi nhân sự yếu kém trong nội các (hay tự giác từ chức nếu thấy mình không đủ khả năng làm việc?), nhưng chẳng thấy ông bộ trưởng nào bị "hỏi thăm" cả! Như vậy rõ ràng là tình hình kinh tế suy thoái trầm trọng của đất nước được quy trách nhiệm cho sự yếu kém về mặt chính trị và chuyên môn của lãnh đạo từ cấp tỉnh thành trở xuống, chớ từ cấp bộ trở lên thì vẫn được tin tưởng về cả hai mặt? Điều hành đất nước ngoài yếu tố chính trị còn liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn phức tạp mà thủ tướng lại không có quyền bổ nhiệm hay cách chức một bộ trưởng nào cả, trong khi TBT đảng chỉ giỏi chủ nghĩa Mác-Lê lại nắm quyền quyết định tất cả, thì nền kinh tế VN (tôi không là người bi quan đâu!) ngày càng xuống dốc và "hết thuốc chữa" là phải??? Bui, Hà Nội Nguyen, Sài Gòn |
Diễn đàn BBC
CÁC BÀI LIÊN QUAN
![]() 31 Tháng 7, 2008 | Việt Nam
![]() 30 Tháng 7, 2008 | Việt Nam
![]() 16 Tháng 7, 2008 | Việt Nam
![]() 01 Tháng 8, 2007 | Chuyên đề
![]() 13 Tháng 5, 2007 | Việt Nam
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||