![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Kiến giải của một người Nhật về ông Hồ
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Một chuyên gia người Nhật đã thu hút chú ý của người tham dự Hội thảo Việt Nam học ở Hà Nội, với bài thuyết trình nhận định
ông Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa cộng hòa chứ không phải cộng sản.
Tại hội thảo quy tụ hàng trăm nhà nghiên cứu trong ngoài nước vừa kết thúc cuối tuần qua, GS. Yoshiharu Tsuboi , Đại học Waseda, giới thiệu bài viết "Khảo cứu lại về Hồ Chí Minh". Nhà nghiên cứu này giải thích ông muốn thoát khỏi quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà thay vào là xem xét tư tưởng ông Hồ "trên một lập trường giá trị tự do hơn". Nghiên cứu Việt Nam từ năm 1973, GS. Tsuboi đã đi thăm những nơi ông Hồ Chí Minh từng đặt chân đến, từ tỉnh Nghệ An, đến Hong Kong, Quảng Đông, Moscow, Paris, London. Ông viết trong bài tiểu luận rằng "có lẽ giá trị mà Hồ Chí Minh coi trọng nhất trong suốt cuộc đời của mình là những giá trị của nền cộng hòa" và cơ sở lý luận của ông là "Tự do, Bình đẳng, Bác ái". Tinh thần cộng hòa Pháp Tác giả giải thích tiếp: "Tinh thần nền cộng hòa Pháp mang tính lý tưởng cao...Lấy ví dụ, nó không quan tâm tới người đó là người Nhật hay người Việt Nam, sinh ra ở tỉnh nào, xuất thân trong gia đình hay dòng họ nào, bao nhiêu tuổi, là nam hay nữ." "Vấn đề quan trọng là con người đó với tư cách là một cá nhân có đủ khả năng suy nghĩ một cách lý tính hay không. Nền cộng hòa được xây dựng bởi những cá nhân là nhân dân Pháp, bất kể giai cấp, màu da hay người đó có sinh ra ở Pháp hay không." Tinh thần này khác hẳn với quan niệm sống của thế giới Đông Á, trong đó có Việt Nam. Ông Tsuboi kể rằng ông rất lúng túng mỗi khi gặp người Việt và được hỏi những câu hỏi liên quan cá nhân (học ở đâu, vùng nào, gia đình ra sao). "Để xây dựng được quan hệ tốt đẹp cho hai bên và ứng xử đúng với những qui tắc xã hội vô hình, trước tiên người Việt phải tìm hiểu những thuộc tính của đối phương. Đây không chỉ là truyền thống của riêng Việt Nam mà là truyền thống của cả khu vực theo văn hóa Nho giáo." "Người ta đã không đạt tới được nhận thức rằng: điều kiện tiền đề của nền cộng hòa là những "cá nhân" theo quan điểm giá trị mới về con người." Học giả người Nhật cho rằng Hồ Chí Minh là "lãnh đạo chính trị duy nhất ở Đông Á nhận thức được một cách đúng đắn nhất tinh thần nền cộng hòa và ông đã cố gắng đưa nó vào Việt Nam".
Để chứng minh, tác giả nhắc lại việc khi là thành viên Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh vẫn cho rằng cần ưu tiên "đấu tranh giải phóng dân tộc giành lại độc lập cho Việt Nam chứ không phải là vấn đề giai cấp. Về mặt này, Hồ Chí Minh không phải là một người cộng sản 'chính thống' theo chủ nghĩa Marx-Lenin". Trong bài, ông Tsuboi nhắc lại một câu chuyện từng được một chuyên gia khác người Nhật Furuta Motoo công bố năm 1996. Tháng Tám 1944, khi được Quốc dân đảng thả và chuẩn bị quay về Việt Nam, ông Hồ nói với Tướng Trương Phát Khuê của Quốc dân đảng: "Tuy tôi là một người cộng sản nhưng bây giờ vấn đề mà tôi quan tâm không phải là chủ nghĩa cộng sản mà là độc lập tự do của Việt Nam. Tôi xin hứa với anh một lời hứa đặc biệt: trong vòng 50 năm tới sẽ không thực hiện chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam". Ước mơ Độc lập Tác giả biện luận: "Độc lập mà Hồ Chí Minh muốn xây dựng là một nước độc lập, một nhà nước chủ quyền theo kiểu Cận đại. Từ Độc lập của ông bao hàm ý nghĩa xây dựng một quốc gia chủ quyền có lực lượng sánh vai được với các cường quốc trên thế giới. Ý tưởng của ông là không chỉ xây dựng một chế độ Dân chủ cộng hòa mà còn xây dựng nên hình ảnh những Con người mới đóng vai trò gánh vác quốc gia độc lập." Khái niệm Tự do, với Hồ Chí Minh, là "không chỉ đơn thuần là đất nước được độc lập, nhà nước có chủ quyền và có quyền tự do phát ngôn, hoạt động trên trường quốc tế, mà phải là thứ tự do được từng người dân ca ngợi." "Nó cũng yêu cầu mỗi người dân ca ngợi quyền tự do đó phải trở thành chủ thể xây dựng từ dưới lên trật tự của nền cộng hòa, yêu cầu từng cá nhân phải có khả năng suy nghĩ, quyết định với tinh thần trách nhiệm cao". Hạnh phúc của Hồ Chí Minh là "mỗi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc và phải chủ động, tích cực tranh đấu để giành được hạnh phúc đó". Tác giả cho rằng từ mấy chục năm qua, "thông điệp của Hồ Chí Minh hầu như không được truyền bá và lý giải một cách đầy đủ và đúng đắn".
"Người ta đã coi ông như một người lãnh đạo của phong trào cộng sản quốc tế, một người theo chủ nghĩa Marx-Lenin... Ai cũng lấy ý thức hệ làm chủ thể để lý giải ông Hồ, và ngay bản thân ông Hồ, để nhận được viện trợ tiếp tục công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mình, không có một sự lựa chọn nào khác ngoài việc phát ngôn và hành động như một thành viên của liên minh những người cộng sản." "Thế hệ kém ông Hồ 10 tuổi như Đại tướng Võ Nguyên Giáp hay ông Trần Văn Giàu, do chịu sự giám thị gay gắt của nhà đương cục Thực dân, đã phải hoạt động tại nước ngoài một thời gian." "Chính vì vậy, họ đã hiểu được tình hình bên ngoài và lý giải được một phần tinh thần nền cộng hòa của Hồ Chí Minh. Sự lý giải của họ là nhờ vào kinh nghiệm sống ở các nước Âu Mỹ, chủ yếu là nước Pháp." Trong khi đó, GS. Tsuboi nói, thế hệ cách mạng sau này không mấy người từng sống ở nước ngoài. "Họ thiếu đi nền tảng tư tưởng để có thể lý giải được đầy đủ "Tinh thần nền cộng hòa" mà Hồ Chí Minh đã đúc kết được sau 30 năm bôn ba ở hải ngoại." "Càng đến những thế hệ trẻ hơn, người ta càng có xu hướng lý giải Hồ Chí Minh chỉ theo góc độ là nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản. Cùng với việc thần tượng hóa Hồ Chí Minh, người ta đang đánh mất đi khả năng lý giải nội tại Hồ Chí Minh với tư cách là một con người bình thường." Thời gian gần đây vẫn có các sách nghiên cứu, thậm chí tiểu thuyết về Hồ Chí Minh ở Phương Tây và châu Á, gần nhất là ở Đài Loan, đưa ra các quan điểm, thậm chí các giả thuyết khác nhau về thân nhân và suy tư của ông Hồ. Nhà văn Dương Thu Hương vừa cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Đỉnh Cao Chói Lọi ở Pháp với nhân vật Chủ tịch gợi lại nhiều nét về ông Hồ. Riêng tại Việt Nam, các quan điểm chính thống về ông có vẻ như vẫn bị đóng khung trong cách nhìn giai cấp và đấu tranh giải phóng dân tộc. Đời tư của Hồ Chí Minh hiện vẫn là đề tài cấm kỵ tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu và phát biểu của GS Tsuboi có cơ hội mở ra một cuộc tranh luận mới.
Thang, Hà Nội Theo các ngài nói thì không có Bác thì không có chiến tranh? Các ngài học lịch sử chưa? Người VN đã chiến đấu như thế nào trước khi có bác, đó là vì người VN không muốn sống kiếp nô lệ. GS Tsuboi đã đúng và đã cả gan nói điều mà chưa một người nước ngoài nào dám nói ở VN. Bởi vì ngày nay VN có một Đảng là Đảng CS. Cái đảng mà Bác Hồ chỉ muốn thuận lơi hơn để giải phóng dân tộc ấy thế mà được con người như Trần Phú (là một người quốc tế CS rặt) được Bác Hồ buộc phải nhận ông vào hàng ngũ của Bác để làm vừa lòng quốc tế 3. Trần Phú đã truyền bá và cả sau này đã đưa VN đến một con đường không phải của Bác Hồ để đất nước bế tắc như ngày nay. Vậy mà những con người sau này vẫn cứ khu khư đi theo đễ được thuận lợi cho chiếc ghế của mình. Không dám nhìn vào thực tế. Nothing Hà Nội Từ xưa tới nay, dân tộc ta tồn tại với biết bao cuộc chiến tranh (không chỉ xảy ra dưới thời của Bác). Đấu tranh để tồn tại, tự do - đó luôn là chân ly chính đáng mà hàng ngày mọi người đều phải đối mặt (cuộc sống, cơm ăn, áo mặc). Chiến tranh vũ khí chẳng qua cũng chỉ la 1 hình thức tương tự. Trong thời khắc khó khăn, khổ cực đó, là một người bình thường, nhưng ông là người duy nhất dám nghĩ, dám làm, dám hy sinh cả cuộc đời mình cho nhân dân được tự do, độc lập, hạnh phúc. Và dù có bao nhiêu mất mát đau thương, Việt Nam đã được đền đáp xứng đáng. Chỉ tiếc rằng những người tiếp nối ông không còn ý trí như ông nữa. Ẩn Danh Họ cũng như chúng ta, những người của thế hệ sau, và đặc biệt họ càng không hiểu gì về lịch sử, đất nước, con người Việt Nam. Chúng ta tự hiểu rõ về chúng ta hơn cả, nên đừng nói gì cả. Long Mazda, Hà Nội Đất nước Việt Nam bao nhiêu năm chiến tranh, hàng vạn người phải hy sinh để dành độc lập tự do, dân chủ cho đất nước. Các bạn là người Việt Nam ruột thịt thì hãy chung sức, chung lòng, hãy làm điều gì đó có ích hơn cho riêng mình cho mọi người và hơn hết cho Tổ Quốc Việt Nam. Hào Quang, TP HCM Các ông vừa nhắc tới chỉ dựa vào Mỹ để có điều kiện chống Cộng bảo vệ Độc lập QG mà thôi ! Và khi cần các ông ấy cũng cố gắng tách rời cái lưng ông Mỹ! Nhưng tiếc là người Mỹ quá coi thường chính quyền và tinh thần dân chủ của dân miền nam VN. Từ đó có cuộc chiến đấu ý thức hệ giữa 2 miền và huynh đệ tương tàn làm chết hàng triệu người lính và người dân vô tội của cả 2 miền. Những người lãnh đạo của cả 2 miền đều có tội với bao lầm than chết chóc của bao người và gia đình vô tội ấy và ngay người Mỹ, người Nga, Tàu, Hàn quốc, Nhật ...đều cũng có tội lớn với VN . Hùng Vương Hà Nội Đó là xu hướng tất yếu phải đến nhưng cái giá của độc lập lại không giống nhau. Việt Nam đã được Hồ chủ tịch chọn con đường đấu tranh để giành độc lập và hàng triệu con người phải bỏ mạng, đất nước kiệt quệ phải sống dựa vào nước ngoài. Trong khi đó các nước trong khu vực đã chọn cho mình cách giành độc lập ít đổ máu và tốn ít tiền bạc hơn chúng ta nhiều. Vấn đề không dừng ở đó, sau độc lập VN theo thể chế cộng sản độc đảng trong khi xu thế loài người là dân chủ đa đảng, một lần nữa chúng ta lại tụt lại phía sau và phải chờ đến đấu tranh mới theo kịp xu thế chung. Trong khi các quốc gia trong khu vực do lựa chon đường lối phù hợp và tuân theo quy luật từ đầu lên họ có nhiều lợi thế trong phát triển. Trung Quốc là một ngoại lệ từ xưa chúng ta không thể theo họ được, nhưng tất yếu rồi họ phải theo quy luật phát triển chung. Quan điểm mỗi người một khác nhưng lịch sử sẽ cho con cháu chúng ta thấy sự đúng sai dù chính phủ ngày nay không cho dân bàn luận những vấn đề nhậy cảm thế này. Dee, Melbourne Nhưng những gì chúng ta thấy được khi ông Hồ Chí Minh còn nắm thực quyền thì ông Hồ đã nâng cao vai trò giải phóng dân tộc trên giải phóng giai cấp, chỉ tiếc là giai đoạn nắm thực quyền của ông quá ngắn. Lam Sơn Hầu hết nhân dân Việt Nam sẽ không chấp nhận mọi sự xuyên tạc, bôi nhọ, thóa mạ đời tư của Bác một cách thô thiển, lố bịch và vô căn cứ như một số kẻ đố kỵ, tay sai cho đế quốc, thực dân, khoác áo những người đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam đang làm. Còn những người thực sự muốn đấu tranh cho dân chủ của VN có thể không chấp nhận CNCS, nhưng không thể dùng phương pháp này để đấu tranh được đâu. Nếu dùng nó như một vũ khí đấu tranh chắc chắn họ sẽ thất bại. Minh, Sydney Compatriot Không có HCM du nhập Chủ nghĩa CS ngoại lai, hà khắc, xa lạ với nền văn hoá Á đông ở nước ta, giải phóng miền nam, thì nước ta vẫn độc lập, tự do như các nước khác trên thế giới, thậm chí giàu mạnh hơn cả các nước Đông nam á từ lâu rồi. Sở dỉ Pháp không trao trả độc lập cho nước ta như hàng chục nước thuộc địa của Pháp trên thế giới vì Pháp chống CNCS. Leo Các ngài đã từng nghe câu nói "Bao giờ nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam chống Pháp", hay các ngài nghĩ rằng cứ làm dân thuộc địa thì sướng hơn? Nguyễn Quang Năm đó Bác đọc được trong luận cương chính trị của Lê Nin có câu: “Các dân tộc muốn tự giải phóng mình thì phải theo chủ nghĩa cộng sản” thế là Bác đến với Liên Xô. Quyết định của Bác là đúng. Nếu không “tụng kinh” CSCN thì làm sao có vũ khí XHCN để đánh thực dân, đế quốc? Thế hệ trẻ Việt Nam mãi mãi kính trọng và tôn thờ Người vì bản sắc lãnh tụ anh hùng mà Người mang lại cho nhân dân Việt Nam. Dưới ánh sáng soi đường của vị lãnh tụ lỗi lạc, nhân dân Việt Nam đã sống ngẩng cao đầu và bách chiến bách thắng. TDH Tiếc thay cụ Hồ chỉ thực sự nắm quyền từ 1941-1951. Tôi mong muốn sau này ta sẽ khôi phục lại nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với Đảng lao động Việt Nam - Đảng đại diện cho toàn dân Việt Nam lãnh đạo, đồng thời khôi phục lại tinh thần bản hiến pháp năm 1946. Trọng Hiếu Thực tế cho thấy Bác đã đặt tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà chứ không phải là CHXHCN VN và tên Đảng là Đảng Lao Động, rất tiếc những đường lối đúng đắn của Bác chỉ còn là điếu văn được đặt trên bàn thờ Bác, Trần Phú hay Trường Chinh đã khiến những tư tưởng của Bác về dân chủ, về một nền cộng hoà đã không trở thành hiện thực. Tôi vẫn mãi tôn thờ Bác như một người lãnh tụ thiên tài. Sau này khi Việt Nam không còn theo CNCS, chắc chắn những giá trị của Bác mới được hiện hữu! Minh Sydney Spiderman Hà Nội Ông nói rằng "không có Hồ chí Minh thì nước Việt Nam sẽ tốt hơn sao?" Ông phải biết rằng ai là người tìm ra và lãnh đạo nhân dân Việt Nam giải phóng dân tộc, ai là người mang lại sự tự do, độc lập cho đất nước, chẳng lẽ sự khai hóa của Thực dân pháp mang lại cho đồng bào ông những thứ đó hay sao? Bằng rượu, thuốc phiện và mại dâm à? Bằng sự đàn áp, bóc lột nhân dân bằng sưu cao thuế nặng. Chẳng lẽ ông lại muốn dân tộc mình sống như thế chứ? Còn nữa ông nói rằng không nên dùng bạo lực cách mạng sao? Ông có bao giờ tự từ bỏ quyền lợi của mình đang có để cho kẻ mà mình đang thống trị không? Nếu như không dùng bạo lực cách mạng thì ông lấy cái gì để lật đổ chế độ thống trị đó chứ. Ông xem các cuộc cách mạng diễn ra trên thế giới có bao giờ thành công được nếu không dùng bạo lực không? Tôi nghĩ ông nên đọc lịch sử đi nhé Vô Danh Nguyên Muốn đánh giá gì cũng phải dựa trê lịch sử và tinh thần Việt. Hồ Chí Minh là người vĩ đại của dân tộc, mang lại tự do, độc lập cho dân tộc. Nếu không có những người như Hồ Chí Minh thì thế giớ này, chủ nghĩa tư bản sẽ không thay đổi như hiện tại đâu. Trần Thanh Có thời gian ông Hồ bị Tổng Bí thư Trần Phú cho ngồi chơi xơi nước. Việc rước chiến tranh của 2 phe Cộng sản và Tư Bản vào Việt Nam đã làm cho hàng triệu người Việt Nam thiệt mạng, huynh đệ chém giết lẫn nhau, lịch sử phải công bằng, không thể đổ lỗi cho một mình ông Hồ. BGM Nam Hà Nội Thế Dung Hà Nội Xin lỗi cho hỏi ông ra nước ngoài từ năm bao nhiêu tuổi, ông có về VN lần nào không? Nếu tôi không lầm thì sau khi nước VN giành độc lập ông là 1 trong số những người đầu tiên trốn khỏi đất nước đấy. Vô Danh Vô Danh Thứ nhất, trong giai đoạn ấy, độc lập dân tộc là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Việt Nam không thể xây dựng CNXH khi vẫn còn là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Về lời hứa: "Trong vòng 50 năm tới không thực hiện chủ nghĩa xã hội của Việt Nam" điều này cho thấy tầm nhìn, thiên tài của Người. Sau đó là 31 năm Việt Nam phải tiếp tục đánh Pháp, Mỹ để dành lấy tự do, độc lập cho Tổ quốc mình. Sau khi dành được độc lập tự do, nhân dân tôi còn phải khắc phục hậu quả của chiếu tranh, đến bây giờ vẫn chưa thể khắc phục xong. Và thực tế, sau 65 chúng ta vẫn chưa thực hiện chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Như vậy thì sự nhìn nhận của Hồ chí Minh có đúng không. Theo tôi hoàn toàn đúng, không có gì phải bàn cãi. Ở đây tôi không bàn đến nguyên nhân Trung Dung Hà Nội Bác là người theo chủ nghĩa dân tộc và Cộng hòa; đối với giới quan chức thì họ biết cả, nhưng không ai dám nói ra vì ngại động chạm đến quyền lợi và thăng tiến. Đó là lý do tại sao trong họ hiện nay đang tồn tại 2 con người: thực và giả và tại sao ở Việt Nam lại có nhiều người yêu Bác như thế Hoàng Mai VN Còn việc tại sao VN lại theo con đường cộng sản sau này thì nhiều yếu tố của thời cuộc đã tác động nên mà trong đó chủ yếu là điều kiện quốc tế thời bấy giờ chứ không hẳn hoàn toàn do ý thức bản thân của ông. Hậu thế luận Anh Hùng không phải dễ nhưng bản thân ông Hồ vẫn là anh hùng dân tộc đối với đại đa số dân VN. Một điều sai lầm của chính sách tuyên truyền CS là đã thần thánh hóa một con người bình thường để mượn lời thánh giáo hóa cho dân đen. Điều đó không phải dân VN ai cũng thích và lẽ đương nhiên một con người bình dị như ông Hồ lại càng không thích mình trở nên như thế. Hãy đọc lời di chúc của ông thì thấy điều này. Sakura Nhật Bản thanhnd1987 TPHCM Ai Quoc HCMC Tiếc rằng trong hàng ngũ lãnh đạo lúc đó không có mấy người có tầm như Cụ Hồ, nên đã giáo điều rập khuôn hoàn toàn CNCS và dần ngả theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông (Maoism) - là chủ trương mạnh tay xóa sạch cái cũ để làm lại từ đầu. Mọi sai lầm sau này của Đảng như Cải cách ruộng đất,đấu tố 1945-1975, cưỡng bức lao động sau 1975,..đều là hiện thân của chủ nghĩa Mao mà đứng đầu là những người như Trần Phú, Trường Chinh,..Thiển nghĩ những người là từng là nạn nhân của Maoism nên tìm hiểu thật kĩ để nói đúng về Cụ Hồ. Cảm ơn ông Tsuboi. Lê Văn Thịnh tp Hồ Chí Minh Chi Việt Nam NAQ Paris Thực lòng thì ai cũng ghi nhận những đóng góp của HCM vào việc giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân, lập nên một nhà nước VN Dân chủ Cộng Hòa. HCM là người học theo chủ nghĩa CS, học theo Mác-Lê. Nhưng HCM là 1 người CS biết tự lượng sức mình, tự hiểu rõ dân tộc mình, nên ông không vội vã đưa đất nước theo mô hình XHCN hay CSCN. Chỉ có những người CS kém tài khác (cùng và sau thời HCM) đã cố tình lèo lái đất nước theo tư duy "CS muôn năm-XHCN muôn năm". Rồi quy chụp đó chính là Tư tưởng HCM. Thật tai hại. Tiếc cho 1 người tài như HCM lại bị dìm pha vì hiểu lầm những kẻ bất tài. Tư BMT Vô Danh Yêu dân tộc Việt Nam Trước 1945 thì sao (có bao gia đình có nhà xây tô), từ 1946-1975 thì sao (đặc biệt là sau vụ tết Mậu Thân-CSVN muốn hòa hợp thì CH không chịu, 1973 CH yếu và muốn hòa hợp thì CS không chịu), từ 1976-1987 thì sao (giai đoạn bị cấm vận), từ 1988 đến nay thì sao (giai đoạn bỏ cấm vận). Nếu bạn hiểu hết lịch sử VN thì bạn sẽ thấy rằng VN còn phải lo nhiều thứ, trong đó có "độc lập dân tộc" là phải lo nhất, thì bạn mới cảm nhận và cảm thông. Chúc các bạn sớm nhận ra sự thật và không có sự bi quan (khi chẳng giúp được gì cho đất nước) và hãy sống với thực tại, lịch sử vẫn là lịch sử, không lặp lại được (kể cả khi có biến động xã hội-vì nó cũng sẽ phải theo hướng hiện tại và tương lai). Tưởng Bình Dương Với tinh thần đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết để người dân VN có tiếng và sánh vai với các cường quốc năm châu. Vậy thì tư tưởng HCM không nhầm vào đâu được là cộng sản, vì thời thế đó các cường quốc có khuynh hướng bài cộng sản do đó CMVN mà trong đó VN là nước đi đầu trong phong trào này do đó các mũi nhọn bài trừ cộng sản nhằm vào VN. Cách mạng VN muốn giải phóng được thì trước hết phải tự giúp chính mình. Ẩn Danh Andy VTT Hà Nội Kevin, HCM City super tramp, Hà Nội Rõ ràng tư tưởng của HCM là hoàn toàn khác so với những gì ta nhìn thấy và được người ta nhồi vào đầu. tran thanh long, Hà Nội Nhưng cuối cùng Người vẫn phải chọn con đường Cộng sản cho Việt nam. Chính vì bọn thực dân, không cho Người có điều kiện chọn con đường mà dân tộc VN muốn. Nếu năm 46, thực dân Pháp công nhân Việt nam là nước tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp theo như hiệp định sơ bộ, thì Đảng Cộng sản Việt nam có lẽ sẽ không có cơ hội đê thành lập trở lại với cái tên mới Đảng Lao động VN. Nhưng vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa, buộc Người phải chọn một con đường có lợi nhất cho nhân dân Việt nam giành thắng lợi, đó là con đường mà người Cộng sản ở Trung quốc vừa giành được thắng lợi Jumong Vì hiểu rất rõ về chủ nghĩa Mác nên ông ấy biết rằng muốn đến được CNXH thì trước hết phải xây dựng quốc gia, dân tộc theo mô hình tự do dân chủ nhân quyền của Âu, Mỹ. Và muốn làm được thế thì trước hết phải giành được độc lập dân tộc và muốn có độc lập dân tộc. Trong tình hình hồi ấy thì buộc phải theo chủ nghĩa Lênin (thực tế chứng minh các lực lượng khác ở VN đi theo những cách khác đã thất bại). Tiếc rằng, các chính phủ Pháp, Mỹ hồi đó đã không hiểu được ông Hồ, không hiểu được người Việt Nam nên có những hành động sai lầm. MrNeo Là chính vì chủ trương của Người là xây dựng một nước Việt Nam như vậy. Nhưng Chủ nghĩa cộng sản có thể tập hợp được đa số tầng lớp nhân dân kém trí thức và nghèo ở Việt Nam, và tuyên truyền của Chủ Nghĩa Cộng Sản khá mạnh, chính vì thế Người đã lèo lái chính trị Việt Nam đi theo đường lối đó với mục đích mượn tạm để giúp Việt Nam thoát chiến tranh và giành độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ một Quốc gia khác so với chính quyền thân Mỹ của Diệm hoặc Chính quyền thân Pháp của Bảo Đại. Nhưng một vài bộ phận thành viên trong Đảng có lẽ đã quá "thấm nhuần" tư tưởng Cộng Sản và đã lật ngược lại thế cờ. Lúc này Hồ Chủ Tịch chỉ còn là biểu tượng tinh thần, mất dần uy thế quyền lực, và cũng có lẽ chính vì mong đất nước thoát khỏi chiến tranh mà Người đã phải nén lòng cho chuyện này. Tôi đã từng ở trong hàng ngũ Đảng, đã từng mạnh miệng bảo vệ chủ trương và chính sách của Đảng, nhưng rồi giờ tôi cũng phải buộc mà thốt lên rằng: tôi không thích và không hề muốn sống trong một đất nước dối trá và lừa gạt nhau. Zerovn Có thể tư tưởng Dân Tộc của cụ Hồ là một Chủ Nghĩa Cộng Hòa, điều đó giải thích tại sao đường lối của Ông Năm 1930 gởi cho Quốc Tế Cộng Sản bị từ chối và bị Quốc Tế cộng sản chỉ trích và thay đường lối của Ông bằng đường lối của Trần Phú. Và Trần Phú nhanh chóng được phong làm Bí Thư thứ I CS Đảng VN. Nếu chúng ta sử dụng đường lối của Cụ Hồ thì có thể đất nước ta sẽ khác hơn bay giờ. Vì từ trước cho đến bây giờ Đảng CS vẫn đi theo con đường mà QTCS đã vạch ra mà thay mặt là Tổng Bí Thư Trần Phú. Có lẽ cái đầu tiên mà Bác nghĩ trong đầu là Giải Phóng dân tộc. Nhưng Người đã không thể đi hết con đường, và kết cục đất nước bị theo con đường Vô Sản. New Người ta thắc mắc nếu Bác Hồ không phải là người theo chủ nghĩa Mác-Lê (Marxism-Leninism), thì ai là người VN mang chủ nghĩa CS truyền bá đầu tiên tại nước nhà? Và không lẽ hàng triệu đảng viên đảng CS VN hiện nay đang tôn thờ vị lãnh tụ vĩ đại của mình lại mang tư tưởng chủ nghĩa "cộng hòa thuần túy" của phe thuộc TBCN (capitalism) chớ không phải tư tưởng "cộng hòa XHCN" của phe CSCN? Thật ra, GS Tsuboi có lẽ muốn gây sốc mọi người với một đề tài gây nhiều tranh luận như vậy. Tuy nhiên, với uy thế của một GS đại học của Nhật - quốc gia đã và đang giúp đỡ nhiều nhất cho VN- ông Tsuboi mới có thể bình an phát biểu khá ngược đời như thế mà không bị hỏi thăm sức khỏe. Có điều ông nên biết chắc chắn không đảng viên VN nào dám bàn luận đến hay dám chấp nhận tư tưởng đầy sáng tạo của ông! Duy Hạnh Sau 1954 bằng cách này hay cách khác, giải thể Đảng để dân tộc tránh đổ máu, xây dựng chiến lược với Mỹ mà không chống Mỹ thì dân tộc VN đã khác. Thoa PPT Đặc trưng yêu nước và "bản chất" cộng hòa làm cho CPLT quy tụ sức đại đoàn kết, đó cũng là nguyên nhân chiến thắng thực dân, và đó cũng là lí do Chủ tịch HCM cho đến ngày nay được kính trọng như một lãnh tụ cách mạng. Sang giai đoạn hai, tập đoàn cộng sản cực đoan đã xóa đi mọi dấu vết cộng hòa và bắt lãnh tụ HCM ngồi lên bàn thờ, biến thành vị thần thay vì được cho làm người, nhờ đó mà họ tự tung tự tác. Và quá trình cộng sản hóa một định hướng cộng hòa đã diễn ra như vậy. Ngày nay trước những thử thách cơ hồ sụp đổ chế độ CS, các nhà lí luận quay qua phát triển "tư tưởng Hồ Chí Minh", thực chất là một hệ tư tưởng của tập đoàn cai trị mới dựa trên bóc lột bằng đặc quyền đặc lợi kinh tế bao gồm tham nhũng nên ngăn cản mọi chiều hướng cộng hòa cũng như phương châm "Tự do, Bình đẳng, Bác ái". Cali Mạc Hồ Chí Minh là người chủ hòa chứ không phải chủ chiến. Lẽ ra Việt Nam đã có thể khác hơn rất nhiều nếu không chỉ có người Mỹ, người Pháp chịu hợp tác với chính phủ của Hồ Chí Minh và ngay bản thân những tầng lớp lãnh đạo cách mạng sau đó hiểu được tư tưởng Hồ Chí Minh. Duy Hạnh Thứ nhất ông là cha đẻ của thể chế CS của VN, thứ 2 đường lối đấu tranh của ông quá cứng rắn theo phương thức bạo lực cách mạng y chang những người CS khác cho nên chiến tranh VN chết quá nhiều người. Hơn nữa bản thân ông đã chọn lầm đối tác chiến lược nên chủ quyền cha ông bị mất, dân tộc chỉ toàn đói và nghèo. |
Diễn đàn BBC
CÁC BÀI LIÊN QUAN
![]() Việt Nam
![]() 11 Tháng 12, 2008 | Chuyên đề
![]() 06 Tháng 12, 2008 | Việt Nam
![]() 04 Tháng 12, 2008 | Việt Nam
![]() 11 Tháng 9, 2008 | Chuyên đề
![]() 17 Tháng 3, 2006 | Văn hóa - Thể thao
![]() 20 Tháng 5, 2005 | Văn hóa & Xã hội
![]() 28 Tháng 10 , 2003 | Thế giới
TRANG NGOÀI BBC
BBC không chịu trách nhiệm về nội dung các trang bên ngoài.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||