Quốc hội Trung Quốc chuẩn bị thay toàn bộ cơ chế bầu cử ở Hong Kong

Chinese President Xi Jinping

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Một quan chức cấp cao cho biết, Bắc Kinh có kế hoạch đại tu hệ thống bầu cử của Hong Kong để đảm bảo những người "yêu nước" nắm quyền.

Một dự thảo quyết định về cải cách sẽ được bàn luận tại cuộc họp chính trị lớn nhất trong năm của Trung Quốc, bắt đầu vào thứ Năm tại Bắc Kinh.

Các nhà lập pháp sẽ nhóm họp tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (NPC) diễn ra trong một tuần.

Các cải cách được cho là sẽ giúp Bắc Kinh kiểm soát hơn nữa cách thức quản lý Hong Kong.

Sự kiện này diễn ra khi 47 nhà hoạt động ủng hộ dân chủ bị buộc tội "lật đổ" theo luật an ninh mới mà giới chỉ trích cho rằng đang được Bắc Kinh sử dụng để trấn áp những bất đồng chính kiến trong thành phố.

Cuộc họp thường diễn ra vào đầu tháng Ba với gần 3.000 đại biểu từ khắp Trung Quốc - đại diện cho các tỉnh, khu tự trị và đặc khu hành chính của Hong Kong và Ma Cao.

Trong khi về lý thuyết, đây là thể chế quyền lực nhất của Trung Quốc, nhưng trên thực tế, nó chủ yếu được coi là một quốc hội không có thực quyền.

Điều này có nghĩa là đại hội này phê duyệt các kế hoạch và chính sách đã được quyết định từ trước bởi chính quyền trung ương, vì vậy chúng ta khó có thể thấy bất kỳ bất ngờ lớn nào.

Cuộc họp của NPC diễn ra song song với Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), một cuộc họp của cơ quan cố vấn chính trị quyền lực nhất Trung Quốc. Cuộc họp này đã bắt đầu vào thứ Năm, và được gọi chung cuộc họp "Hai phiên".

Những thay đổi nào được lên kế hoạch cho Hong Kong?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

NPC khởi động vào thứ Sáu

Cuối ngày thứ Năm, Zhang Yesui, một phát ngôn viên của NPC, cho biết những thay đổi này có sức mạnh hợp hiến để "cải thiện" hệ thống của Hong Kong.

Truyền thông Hong Kong sau đó đưa tin rằng các thay đổi sẽ bao gồm việc tăng quy mô ủy ban bầu cử để chọn lãnh đạo Hong Kong từ 1.200 lên 1.500 và cơ quan lập pháp của thành phố từ 70 lên 90 ghế.

Các cuộc bầu cử cơ quan lập pháp có thể sẽ bị trì hoãn đến tháng 9/2022, tờ South China Morning Post đưa tin.

Hong Kong là một phần của Trung Quốc, nhưng được quản lý theo nguyên tắc "một quốc gia, hai thể chế", có nghĩa là thành phố này có hệ thống luật pháp và các quyền riêng bao gồm tự do ngôn luận và tự do báo chí.

Nhưng nhiều người ở Hong Kong và các nhóm nhân quyền đã cáo buộc Trung Quốc đang làm xói mòn các quyền tự do và tự chủ đó trong những năm gần đây. Đã có các cuộc biểu tình bạo lực diễn ra vào năm 2019.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

47 nhà hoạt động ủng hộ dân chủ bị buộc tội lật đổ

Đầu tháng trước, Lãnh đạo các vấn đề hiến pháp và đại lục của Hong Kong, ông Erick Tsang cho biết một dự luật để "đảm bảo những người yêu nước quản lý Hong Kong" sẽ được thông qua vào tháng Ba.

Thông báo được đưa ra sau khi một quan chức hàng đầu của Bắc Kinh phát tín hiệu rằng những thay đổi sẽ được thực hiện để đảm bảo Hong Kong được điều hành bởi "những người yêu nước" - một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc không còn có ý định dung thứ cho những tiếng nói chống đối.

Chỉ trong tuần trước, khoảng 47 nhà hoạt động - những người đã tham gia vào một cuộc bầu cử sơ bộ không chính thức vào tháng Sáu năm ngoái để chọn các ứng cử viên đối lập cho các cuộc thăm dò lập pháp năm 2020 - đã bị buộc tội "lật đổ".

Đây là lần Trung Quốc áp dụng Luật An ninh Quốc gia gây tranh cãi, được đề xuất tại NPC năm ngoái, trên quy mô lớn nhất.

Các quan chức Trung Quốc và Hong Kong nói cuộc bầu cử sơ bộ là một nỗ lực nhằm lật đổ chính phủ.

Cho đến gần đây, Hong Kong đã có một phe đối lập nhỏ đạt được thành công tại các cuộc bầu cử địa phương.

Ian Chong, giáo sư chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore, nói với BBC News: "Vào năm 2019, những người theo chủ nghĩa dân chủ đã làm rất tốt. Đó là điều đáng báo động đối với ĐCSTQ (Đảng Cộng sản Trung Quốc) vì nó cho thấy rằng tất cả những luận điệu tiêu cực của họ dường như không hiệu quả."

"Tôi nghĩ rằng đối với ĐCSTQ, họ thực sự muốn dẹp bỏ những tiếng nói mà họ không thích nghe, vì vậy chúng ta có thể thấy sẽ có nhiều rào cản hơn đối với những người dân tự ra ứng cử."

Còn gì nữa trong chương trình nghị sự?

Chúng ta cũng sẽ thấy NPC chính thức phê duyệt Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 đã được công bố vào cuối năm ngoái.

Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới công bố kế hoạch chính sách 5 năm và đã làm như vậy kể từ năm 1953.

Trung Quốc cũng bảo hộ mô hình "lưu thông kép", nơi Bắc Kinh thúc đẩy tiêu dùng trong nước (hoặc "lưu thông nội bộ"), đồng thời phục vụ cho các thị trường xuất khẩu ở nước ngoài (hoặc "lưu thông bên ngoài").

Benjamin Hillman, giáo sư tại Đại học Quốc gia Australia, nói với BBC rằng những mục tiêu như vậy một phần xuất phát từ lo ngại rằng Mỹ có thể hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc với các công nghệ tiên tiến, như chất bán dẫn.

Ông nói, những hành động như vậy "có thể khiến các công ty như Huawei suy yếu, và hạn chế tăng trưởng kinh tế trong tương lai cũng như sức mạnh của ngành công nghiệp Trung Quốc".

NPC cũng dự kiến sẽ thảo luận về các vấn đề môi trường, bao gồm cả kế hoạch làm cho Trung Quốc trở nước không phát thải khí carbon vào năm 2060.

Tình hình virus hiện nay ở Trung Quốc?

Phần lớn nằm trong tầm kiểm soát. Đối với đa số người dân, cuộc sống đã trở lại bình thường và Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới đạt mức tăng trưởng vào năm ngoái.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Các nhà lập pháp Trung Quốc đã đưa ra ý tưởng về hộ chiếu vaccine

Theo Giáo sư Chong, "sự thành công của Trung Quốc trong việc đối phó với Covid" nhiều khả năng sẽ là chủ để chính của NPC năm nay.

"Năm tới là thời điểm Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là sắp hết nhiệm kỳ, vì vậy tôi nghĩ rằng ông ấy có thể sẽ thực sự muốn chỉ ra các thành tựu của mình ... Tôi nghĩ hội nghị lần này sẽ chủ yếu nêu bật những thành công dưới thời ông Tập."

Trung Quốc đã loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch vào năm 2018, cho phép ông Tập tiếp tục làm hơn hai nhiệm kỳ của mình.

Chủ tịch Tập cũng có thể sẽ nêu bật thành tựu của Trung Quốc trong việc "xóa đói giảm nghèo tuyệt đối" - điều mà nước này vừa công bố tuần trước.

"Ông Tập đã hứa rằng Trung Quốc sẽ trở thành một "xã hội tương đối khá giả " vào năm 2021 ", Giáo sư Hillman nói.

"Ông ấy chắc chắn sẽ tuyên bố thành công tại NPC."